lên nh
ững tiếng gầm gừ, ăng ẳng điếc tai của năm cái miệng, làm sao có
th
ể làm được chuyện gì ra hồn khi cứ chốc chốc phải bỏ ngang công
vi
ệc để hối hả hứng nước đầy xô rồi cuống quý chạy theo đám xô xát.
L
ần nào cũng vậy, sau mỗi cuộc dẹp loạn, mẹ chị Ni đều ngồi ôm ngực
th
ở dốc, mặt mày tái xanh, tóc tai phờ phạc, trông như bà vừa đi đánh
gi
ắc
v
ề.
Th
ực ra, nếu am hiểu tập quán của bọn tôi gia đình chị Ni sẽ biết họ
không nh
ất thiết phải nhúng tay vào các trận đánh dằng dai giữa Haili và
Êmê. B
ởi đó không phải là những cuộc đụng độ bình thường, cấu xe
nhau cho h
ả giận rồi thôi. Đây là cuộc quyết đấu tranh giành quyền lực
có tính ch
ất một mất một còn. Cho đến chừng nào cuộc tỉ thí chưa ngã
ngũ, nó v
ẫn sẽ tiếp diễn và chỉ ngưng khi một bên chấp nhận đầu hàng
ho
ặc bỏ mạng. Chính sự can thiệp của con người khiến các trận đánh
không đ
ược đẩy đến tận cùng. Chúng luôn dang dở, bất phân thắng bại,
do đó khi nào con Haili ch
ưa được thừa nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối
trong b
ầy còn con Êmê vẫn ngang nhiên không chịu phục tùng Haili,
chúng s
ẽ còn lao vào cắn nhau dài dài. (Hai cọp không thể sống chung
m
ột rừng là vậy, trừ khi con cọp này là ... vợ con cọp kia)
Cũng có th
ể ba mẹ chị Ni biết hết những điều đó nhưng họ không nỡ
nhìn th
ấy một trong hai đứa vẫy đuôi từ giã cõi đời. Chỉ chứng kiến cảnh
Haili và Êmê đ
ổ máu thôi họ cũng đã không chịu nổi trong khi bọn tôi coi
đó là chuy
ện vặt của loài chó. So với loài người, những vết thương của
b
ọn tôi rất chóng lành.
Cu
ối cùng, ba chị Ni quyết định chấm dứt tình trạng báo động bằng cách
nh
ốt riêng con Êmê
trên t
ầng hai.
36
Đ
ể con Êmê không mò xuống tầng trệt gây sự và con Haili không lò dò
trên t
ầng hai, ba chị Ni dựng một vách ngăn bằng những thanh sắt có chốt
khóa c
ửa giữa cầu thang dẫn lên lầu.