nại và để cho con có cơ hội rèn luyện. Hãy để con làm những việc
phù hợp với lứa tuổi phát triển của con và hướng dẫn con tiến bộ
dần lên từng chút một thì con mới phát triển thuận lợi, nếu cứ gò
ép con để đạt mục tiêu bố mẹ kỳ vọng thì sẽ chỉ khiến cả hai phía
đều mệt mỏi mà thôi. Bố mẹ thì khó chịu với con, còn con lại sợ bố
mẹ.
***
Khi con còn nhỏ, nên áp dụng các phương pháp sau với con. Thứ
nhất, mỗi ngày dọn dẹp một lần. Các bố mẹ thường yêu cầu con để
ngay đồ vật về vị trí cũ sau khi chơi xong. Tuy nhiên đây không
phải là phương pháp đúng đắn và đặc biệt tuyệt đối nên tránh với
trẻ nhỏ. Số lần dọn dẹp phù hợp với trẻ nhỏ là 1 lần 1 ngày. Ở gia
đình tôi, tôi để các con thoải mái bày bừa trong ngày nhưng cứ 9h
tối là tôi cùng các con dọn dẹp. Mỗi 9h tối, tôi sẽ mở nhạc vui
nhộn và tạo không khí dọn dẹp nhà cửa một cách hào hứng, tự
nhiên. Tất nhiên, với cương vị làm cha mẹ chắc chắn ai cũng sẽ
khó chịu khi nhìn cảnh căn phòng như bãi chiến trường tan
hoang, nhưng nếu bố mẹ đã quen với tình trạng này thì sẽ thấy
thoải mái hơn. Bố mẹ càng cố dọn dẹp thì căng thẳng chỉ càng
trầm trọng hơn mà thôi.
Tôi từng gặp một số bố mẹ khi thấy con định mang nhiều đồ chơi
và sách ra để chơi thì lại yêu cầu con để những thứ đã chơi vào chỗ
cũ rồi mới được mang thứ mới ra chơi. Điều này rất khó khăn
đồng thời không hề tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi trẻ con chơi
đồ chơi hoặc đọc sách, chúng thường để nhiều đồ chơi, sách cùng
nhau và chơi xen kẽ, việc này tạo điều kiện cho thế giới tưởng
tượng của trẻ được mở rộng. Thông qua đó, trẻ phát triển khả
năng tư duy rộng mở, liên kết, rất quan trọng cho sự phát triển
não bộ.
Thứ hai, cách thức dọn dẹp phải đơn giản. Những ông bố bà mẹ
quá chỉn chu sẽ muốn con mình làm theo phương pháp dọn dẹp,
ngăn nắp của bản thân. Con xếp sách trên giá sách lô nhô, không
đồng đều hoặc để đồ chơi lung tung nhiều loại với nhau đều có
thể khiến các ông bố bà mẹ này bực bội. Tính cách này không chỉ
khiến bố mẹ mệt mỏi mà còn làm khó các con.
122