môi trường mới tốt hơn. Tất nhiên việc tạm nghỉ hoặc chuyển bộ
phận không hề dễ dàng. Nếu bất đắc dĩ phải tiếp tục làm việc thì
những lúc sau giờ làm, mẹ không nên bắt con học mà dành thời
gian đó để hai mẹ con cùng chơi đùa vui vẻ. Các mẹ sẽ thắc mắc
liệu bài tập về nhà của con thì giải quyết làm sao? Nếu đó là
những bài tập thực hành thì hai mẹ con cùng làm, bài tập ban
ngày trên lớp thì mẹ có thể sử dụng dịch vụ “phòng học trực
tuyến” để có người hỗ trợ con.
Con người chúng ta, ai cũng cần được động viên mỗi khi va vấp
khó khăn. Nếu có ai đó lắng nghe tâm trạng không vui của mình
và động viên mình thì tự nhiên bản thân sẽ hình thành sức mạnh
để chịu đựng. Có rất nhiều vấn đề được giải quyết chỉ sau một
khoảng thời gian chịu đựng. Không ai có thể làm thay ta vai trò
đó. Bố mẹ nhất định phải giúp con. Tuy sẽ rất khó khăn nhưng bố
mẹ hãy không ngừng lắng nghe con nói, đồng cảm với con, hiểu
tâm trạng con và công nhận những khó khăn con phải trải qua.
Một điều nữa, khi con hỏi lại “Tại sao con phải đến trường?” mẹ
chỉ nên giải thích một cách ngắn gọn: “Đến trường là nghĩa vụ
giáo dục bắt buộc mà mọi người đều phải thực hiện để sống trong
xã hội này. Nếu không đến trường sau này con sẽ khó hòa nhập xã
hội. Hơn nữa nếu không cho con đi học mẹ có thể bị phạt đấy”.
Nếu bạn tranh luận với con một cách triết học dài dòng thì con
không những không hiểu được mà còn tiếp tục lý sự hơn, như vậy
bố mẹ sẽ càng mệt mỏi hơn.
Câu hỏi phụ: Con giả vờ ốm vì không thích một tiết học nào đó.
…
Không thích học là một trạng thái cảm xúc hết sức bình thường.
Nhưng nếu không chỉ nói bằng lời mà còn biểu hiện thành bệnh
thì bố mẹ cần quan tâm kỹ đến con. Đầu tiên bố mẹ cần kiểm tra
xem con ốm thật hay giả vờ. Ốm giả vờ nghĩa là bản thân con biết
mình không hề ốm.
Nhưng cũng có trường hợp con thật sự cảm thấy không khỏe, kêu
đau bụng, đau đầu hoặc chóng mặt nhưng khi được chơi hoặc
nghỉ ngơi thì con lại khỏe như không có chuyện gì xảy ra. Trường
hợp này còn nghiêm trọng hơn vì trẻ như vậy là nói dối một cách
154