CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 274

thân bé có những nguyên nhân khiến bạn bè xa lánh thì bố mẹ
cũng phải nỗ lực giúp đỡ con. Khi cả nhà trường và gia đình cùng
cố gắng như vậy, hình ảnh ngôi trường không có tình trạng cô lập
sẽ không còn là giấc mơ xa vời nữa.

Câu hỏi phụ: Phải ứng phó thế nào trong trường hợp con bị “cô lập
ảo”?

Tình trạng bắt nạt tập thể thông qua mạng internet đang trở
thành vấn đề xã hội nhức nhối gần đây. Việc phê phán công khai
trên trang thông báo của lớp hoặc lập “phòng chat” trên ứng dụng
kakaotalk để cùng công kích một người là hình thức phổ biến
nhất. Thỉnh thoảng còn diễn ra hình thức gửi thư, tin nhắn nặc
danh để ức hiếp bạn.

Khi trở thành nạn nhân của bạo lực, ức hiếp qua mạng internet,
trẻ nên xóa ứng dụng kakaotalk và tránh vào trang thông tin
chung của lớp. Tuyệt đối không đọc các thư, tin nhắn nặc danh.
Phải như vậy mới giảm bớt được những tổn thương tinh thần.

Tuy không để con đọc nhưng bố mẹ phải chụp ảnh màn hình y
nguyên những nội dung như vậy. Sau đó bố mẹ gửi thông tin này
cho cô giáo để tìm ra thủ phạm. Dù là tin nhắn hay thư nặc danh
đều có cách để tìm ra người viết vì vậy người lớn phải chủ động
giải quyết vấn đề này. Những lời phỉ báng người khác trên mạng
internet được coi là cùng cấp độ với bạo lực học đường. “Thủ
phạm” cũng phải nhận thức vấn đề, tự kiểm điểm thì mới tránh
được những nguy cơ bị bất lợi lớn hơn sau này.

Thông thường, những bé bị bạn bè cô lập thường không nói sự
thật với bố mẹ hoặc giáo viên. Thậm chí bé còn sợ mình bị đánh
giá không tốt hơn nữa nên lại chịu khổ sở một mình. Tuy nhiên,
trẻ càng thông báo cho người khác sớm bao nhiêu thì vấn đề cô
lập càng được giải quyết nhanh chóng bấy nhiêu. Tình trạng cô
lập trên mạng internet cũng tương tự như vậy.

“Sao con chỉ chơi với một bạn thế?”. Con vốn đã buồn rồi.

273

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.