CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 353

được yêu thương nhiều hơn nhưng bé vẫn luôn cảm thấy thiếu.
Đặc biệt khi chênh lệch tuổi tác giữa hai bé càng lớn thì tâm lý
cạnh tranh và ghen tị sẽ càng nảy sinh.

Trong mắt bố mẹ, hai cách suy nghĩ này đều chỉ sai lầm và thật vô
lý nếu con có suy nghĩ đó. Thế nhưng các con lại không nghĩ như
vậy. Các bé cho rằng suy nghĩ đó của mình là hoàn toàn đúng
đắn. Vậy nên dù bố mẹ có nói rằng bố mẹ yêu hai con như nhau
thì các con cũng sẽ không tin.

Nếu nhất định phải so sánh xem ai khổ sở hơn thì liệu đó sẽ là ai
trong hai anh em? Kể cả tuổi hai anh em chênh lệch không nhiều,
trong trường hợp tuổi hai anh em sàn sàn nhau thì bất luận thế
nào người anh cũng sẽ phải chịu ấm ức nhiều hơn em một chút.
Giống như việc những người đang sống sung sướng sẽ khó có thể
chịu đựng được như những người chịu khổ từ đầu, do người anh
đang độc chiếm tình cảm của bố mẹ bỗng dưng phải chia sẻ với
em nên anh sẽ có cảm giác khó chịu hơn. Điều này hoàn toàn khác
với những gì bố mẹ vẫn nghĩ.

Tất nhiên khi tuổi hai anh em chênh lệch nhiều hẳn thì tình
huống sẽ khác. Vì con lớn đã hình thành tình cảm yêu thương với
bố mẹ một cách ổn định nên sẽ không cảm thấy quá khó khăn. Bé
sẽ chỉ có một chút khó chịu mà thôi. Khi đó, áp lực người em phải
chịu sẽ nhiều hơn. Tất nhiên nếu chênh lệch tuổi giữa hai anh
trên 10 tuổi thì sẽ chẳng còn trở ngại nào nữa. Khi đó, khả năng
chịu đựng của mỗi bé sẽ quyết định mức độ căng thẳng giữa hai
bé. Nếu chênh lệch tuổi không nhiều thì thật may mắn nhưng
nếu tuổi của hai bé hoàn toàn khác biệt thì phía yếu hơn sẽ luôn
bị ảnh hưởng tiêu cực.

352

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.