CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 383

Chỉ cần nhìn vào hai lứa tuổi 30 và 60 hiện nay là có thể thấy rõ
sự khác biệt về sức nặng của khái niệm gia đình. Khi bước vào độ
tuổi 60, gia đình hàm chứa ý nghĩa tuyệt đối. Nhưng đối với
trường hợp 30, 40 tuổi thì không đến mức như vậy. Đối với con
em chúng ta, ý nghĩa của gia đình ngày càng bị coi nhẹ. “Gia đình”
đang từ chỗ mọi người phải có trách nhiệm với nhau giờ trở
thành một xã hội thu nhỏ mà “phải có quan hệ gắn bó thì mới
chịu trách nhiệm”. Văn hóa cũng dần thay đổi khiến mọi người
khó có thể chịu đựng những mối quan hệ quá áp lực, căng thẳng.
Thời xưa, văn hóa áp bức, chèn ép là trường hợp phổ biến thì ngày
nay là văn hóa chèn ép này lại chỉ còn là những trường hợp hết
sức cá biệt.

Thứ hai, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Hiện nay, tuổi thọ
trung bình của con người là 90 tuổi. Nếu không có bệnh tật gì thì
đến 80 tuổi con người vẫn có thể hoạt động minh mẫn. Lúc đó
con cái chúng ta đã 50 tuổi, còn nhiều tuổi hơn cả những ông bố
hiện nay. Giữa bố mẹ và con, ít nhất nên duy trì khoảng cách tuổi
tác từ 30 trở nên thì sẽ chung sống như người lớn được lâu dài
hơn.

Rất khó để trẻ đột nhiên thay đổi mối quan hệ với bố mẹ khi đã
thành người lớn. Dù con cái có trở thành người lớn thì bố mẹ và
con cái vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ như khi con còn nhỏ. Nếu
bố mẹ và con thân thiết thì vẫn sẽ thân thiết, nếu xa cách thì sẽ
tiếp tục xa cách. Trong tương lai, tuổi thọ trung bình sẽ càng kéo
dài, chất lượng cuộc sống của những người có quan hệ thân thiết
với con có sự khác biệt to lớn với những người không thân thiết
như vậy. Đời sống hằng ngày sẽ có sự khác biệt. Sự khác biệt sẽ
nằm ở chỗ ai có được một niềm hạnh phúc quan trọng nhất trong
cuộc đời và ai không có được nó.

Nếu muốn trở nên bất hạnh trong tương lai chỉ cần đối xử với con
những gì bố đã đối xử với mình trước đây là được. Sẽ có một số
trường hợp vẫn kính trọng và đối xử tốt với người bố đã “đàn áp,
đè nén” mình. Nhưng tỷ lệ này ngày càng giảm dần. Giống như
món đồ ngày xưa ta vẫn thường sử dụng trân trọng thì nay trở
thành món đồ “cổ lỗ sĩ”, thái độ sống của mỗi người trong quá khứ
thì có thể biến mất trong tương lai.

382

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.