CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 417

nhẫn, những lời nói nhẹ nhàng dễ lọt tai sẽ trở thành nguồn sức
mạnh to lớn góp phần tạo dựng tương lai của con.

Câu hỏi phụ: Dù tôi đã cố gắng hiểu con nhưng con vẫn không chịu
nhận lỗi sai và phản kháng đến cùng. Tôi càng nói nhẹ nhàng thì con
lại càng chống đối quyết liệt.

Khi chỉ ra lỗi sai của con, bố mẹ thường hi vọng con sẽ chịu nhận
lỗi. Nếu chỉ cần con hứa rằng mình sẽ không lặp lại lỗi nữa và bố
mẹ gật đầu chấp thuận là xong thì mọi việc không phải quá dễ
dàng rồi sao. Trên thực tế, nhiều trường hợp lại không diễn ra
suôn sẻ như vậy. Con không chịu nhận lỗi mà thậm chí còn cãi lại.
Đây là tình huống mà bố mẹ cảm thấy khó khăn và không muốn
gặp phải. Bố mẹ lo lắng rằng nếu cứ để mặc con thì con sẽ tiếp tục
phạm lỗi, sợ rằng quyền uy của mình với con có thể sẽ sụp đổ. Vì
vậy, bố mẹ lớn tiếng quát mắng con, nhưng khi con không chịu
khuất phục thì bố mẹ lại dùng tới cả đòn roi. Lúc đó là khi bố mẹ
bị tổn thương bởi thái độ của con và hành xử một cách cảm tính.

Thế nhưng khi con phản kháng thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm là
gì? Câu trả lời rất đơn giản. Đó là tìm hiểu tại sao con lại phản
kháng. Khi đóng một cái đinh nhỏ mà đinh không vào, chúng ta
cũng cần phải xem xét nguyên nhân. Nếu không tìm hiểu mà cứ
cố tình đóng thật mạnh thì có thể có thể đinh sẽ đi vào nhưng
cũng rất có thể đinh bị gãy, mặt gỗ bị nứt ra và tay của ta bị
thương. Bản năng của chúng ta là khi một việc không như ý thì cố
gắng duy trì phương thức đó nhưng gia tăng cường độ, tuy nhiên
bản năng này chỉ khiến chúng ta gặp khó khăn hơn mà thôi.

Một số bố mẹ lo lắng về việc lùi bước khi gặp phải phản ứng của
con. Bố mẹ lo sợ con nghĩ rằng mình đã thắng thế. Tuy nhiên,
những lo lắng đó là không cần thiết. Việc bố mẹ lùi lại, nhượng bộ
con chỉ nhằm có thêm thời gian suy nghĩ vì nguyên nhân khiến
con hành động như vậy. Chỉ cần suy xét kỹ càng và đối diện với
vấn đề thì rồi mọi khúc mắc cũng sẽ được giải quyết. Dù bố mẹ
phải lùi một bước và con có cảm giác chiến thắng thì cảm xúc này
cũng chỉ là cảm xúc nhất thời. Nếu bố mẹ không từ bỏ mà tìm
cách tiếp cận con nhiều lần thì sau đó con sẽ không còn suy nghĩ

416

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.