Phương pháp dạy con không hề phức tạp. Nó chỉ đơn giản là giải
thích và liên tục giải thích bằng lời nói. Tuy nhiên việc giải thích
dài dòng sẽ là vô ích. Đối với các bé còn nhỏ, bố mẹ chỉ cần dạy con
bằng những câu ngắn gọn, đơn giản như “Con không được đánh
như thế. Đau đấy. Tuyệt đối không được đánh”. Dù có giải thích rõ
ràng lý do thì con cũng chẳng thể hiểu hết và cũng chẳng chú ý
lắng nghe.
Đồng thời với đó, bạn hãy đọc cảm xúc của con và hãy thấu hiểu
một cách đầy đủ tâm trạng giận dữ của con. Tuy nhiên bố mẹ
cũng phải nhấn mạnh rằng dù con có giận dữ tới đâu cũng không
được đánh người khác và dạy cho con một cách khác đó là thể
hiện thành lời nói. Đôi lúc khi con giận dỗi con sẽ có thể nói “Mẹ
xấu xa, con muốn đánh mẹ”. Khi đó, tôi thấy một số bố mẹ phản
ứng bằng cách quát nạt con rằng: “Xấu chỗ nào? Con thử nói xem.
Rồi con lại còn muốn đánh mẹ? Con học kiểu đấy ở đâu vậy hả!
Thử đánh mẹ xem, mẹ không để yên đâu”.
Nếu con chịu bộc lộ cảm xúc thành lời nói thì dù con nói bao
nhiêu cũng được. Đó mới là phương pháp tốt để giải tỏa tính công
kích. Mẹ có thể nói với con rằng “Con có thể thể hiện sự tức giận
thành lời nói. Tuy nhiên tuyệt đối không được đánh người khác”
và ngăn chặn hành động của con. Phải như vậy trẻ mới nhanh
chóng nguôi giận, trẻ phải học được cách giải tỏa và kiềm chế cơn
giận thì tính cách của trẻ mới trở nên ôn hòa, tốt đẹp hơn.
***
Một trong số các lỗi bố mẹ thường mắc phải đó là khi con đánh
mình thì mình đánh lại con. Như vậy con sẽ học được rằng, bạo
lực là chính đáng tuy nhiên chỉ có người mạnh mới đánh được
người yếu hơn mà thôi. Và vì điều này mà ở bên ngoài, con sẽ
nhắm tới đối tượng là những đứa trẻ yếu thế hơn để thực hiện
hành động đó. Một số bố mẹ tới khi xảy ra tình trạng như vậy mới
nhận ra tính nguy hiểm của hình phạt nhưng đó chỉ là sự hối hận
muộn màng.
Tương tự như việc cố gắng để không đánh con, bố mẹ cũng tuyệt
đối không được để con đánh mình. Phải nắm cổ thay con hoặc ôm
con để con không đánh mình được nữa. Nếu con quá khích mà
432