những người làm bố mẹ sẽ đau lòng vì những hạn chế của con
mình nhưng đó vốn là số phận của con.
***
Trở lại với câu hỏi nêu trên, hiện tại con bạn hay nói năng bừa bãi
với mẹ. Khi con nói năng không lễ phép với bố mẹ thì bố mẹ
không được làm theo đòi hỏi của con trừ khi con bị ốm. Mẹ là
người hầu của con chắc? Sao phải theo con khi con nổi cáu và ra
lệnh. Với những bé trên 6 tuổi thì hành động đó là không chấp
nhận được. Những lúc đó bạn cứ để mặc con. Khi thấy mẹ không
phản ứng gì, một đứa trẻ 7 tuổi có thể làm gì ngoài việc giận dỗi
và khóc lóc, cùng lắm là bỏ bữa hoặc không chịu nghe lời. Nếu vậy
thì đã sao? Trẻ con chẳng có năng lực gì ngoài việc không chịu
nghe lời người lớn. Vậy nên cứ để mặc con. Thời gian trôi qua rồi
con sẽ lại chịu nghe lời mà thôi.
Hãy giải thích với bé rằng: Con cần nói lời lịch sự khi nhờ vả người
khác. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng cách dạy con này khi bạn
đang vui. Không nên áp dụng khi đang tức giận. Và bạn cũng
không cần giải thích quá tỉ mỉ hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Đừng
chú tâm đến việc con có nghe lời mình không mà hãy cứ làm việc
của mình và chờ đợi. Trẻ con rất yếu đuối nên khi bị bỏ mặc thì sẽ
làm theo bố mẹ. Chính vì vậy bố mẹ phải luôn tự xem xét kỹ lựa
chọn của mình có đúng hay không. Khi bố mẹ đang đi sai hướng
mà vẫn cố kéo con đi theo thì dù lúc đó con có nghe lời, kết quả
cuối cùng cũng chẳng tốt đẹp.
Bố mẹ là những người luôn phải chịu đựng. Vừa phải chịu đựng
tiếng con khóc, chịu đựng tính ngang bướng của con vừa phải đi
đúng đường. Và khi con chịu đi theo con đường đúng đắn bố mẹ
đề ra thì bố mẹ cần ôm con vào lòng, khích lệ con. Bố mẹ đừng quá
thương con khi thấy con quấy khóc, hãy coi đó là những trở ngại
không thể tránh khỏi trong quá trình nuôi dạy con và kiềm chế
cảm xúc. Rồi bạn sẽ thấy con nghe lời mình. Bố mẹ tốt không phải
là những người lúc nào cũng nhẹ nhàng, tình cảm trong mọi việc.
Đôi lúc bố mẹ cũng phải thể hiện sự cứng rắn để giữ vững vị trí
của người làm cha mẹ, đó mới là yêu thương thực sự.
43