muốn nghe mình nói thì cũng có nghĩa là người đó thực sự coi
trọng mình. Khi cảm nhận được người khác trân trọng mình thì
tự nhiên trẻ cũng sẽ tự quý trọng bản thân. Trẻ sẽ không tùy tiện
làm gì có hại cho bản thân.
***
Lúc này con đang có ý nghĩ tự sát. Con liên tục tập trung vào chủ
đề này nhằm né tránh hoặc khắc phục ý nghĩ tự sát. Những người
truy cập vào các trang liên quan tới chủ đề tự sát ban đầu đa phần
đều muốn chiến thắng tư tưởng đó. Điều này cũng logic như
chuyện các em bé sợ ma lại muốn nghe kể chuyện ma. Thế nhưng
nếu suy nghĩ về tự sát càng nặng nề thì sẽ chuyển sang giai đoạn
lập kế hoạch cụ thể để thực hiện. Người đó sẽ nghiên cứu cách
thực hiện, đồng cảm với những người có chung cảnh ngộ trên các
website về tự sát và rủ người đó cùng tự tử tập thể. Khi đã đến giai
đoạn này thì vấn đề sẽ vô cùng nan giải.
Có vẻ con của bạn vẫn chưa tới mức này. Nhưng bạn phải hiểu
rằng tình hình đã khá nghiêm trọng. Khi nghĩ tới việc tự sát
nghĩa là con đã mắc chứng trầm cảm và cần được kiểm tra tâm lý.
Và bạn nên nói chuyện với con về vấn đề tự sát. Bố mẹ cần thể
hiện rõ cảm xúc của mình cho con hiểu “Mẹ rất lo sợ nhỡ đâu con
lại dại dột mà làm chuyện đó, chỉ tưởng tượng thôi cũng đủ
khủng khiếp lắm rồi”.
Có thể bạn sẽ cho rằng chuyện này là đương nhiên, không nhất
thiết phải nói với con. Nhưng những đứa trẻ đang nghĩ về việc tự
sát lại không nghĩ như vậy. Con đang chìm đắm trong ý nghĩ tiêu
cực rằng bố mẹ không cần mình. Vì vậy bố mẹ nhất định phải nói
cho con hiểu “Mẹ luôn muốn ở bên con, đứng về phía con, giúp đỡ
con”.
Có bố mẹ sợ rằng khi lôi chuyện tự sát ra sẽ càng kích động con
nên cố tình lờ đi. Tuy nhiên thực tế điều này hoàn toàn ngược lại.
Khi ta hỏi han chi tiết những vấn đề người đang nghĩ tới chuyện
tự sát gặp phải, thể hiện sự quan tâm, lo lắng thì người đó sẽ cảm
thấy được an ủi rất nhiều. Tuy nhiên khi đó cần phải tránh các
câu hỏi mang tính căn vặn “Mẹ còn đang đau đầu về bao nhiêu
chuyện, đến con cũng thế này thì biết làm sao?”. Khi nghe những
46