Nếu không lưu ý những điều này từ trước thì con sẽ khiến bố mẹ
đau đầu nhiều hơn.
Tiếp theo là nguyên nhân xuất phát từ phía bố mẹ. Trong tình
huống này, bố mẹ phải tập trung vào bản thân mình hơn là con.
Gốc rễ của vấn đề có thể là từ sau khi sinh bé nhưng cũng có thể
nảy sinh từ trước đó. Dù là lúc nào thì bố mẹ cũng cần dũng cảm
đến gặp chuyên gia tư vấn. Nếu thực sự đó là chứng trầm cảm thì
phải điều trị tích cực. Trầm cảm không phải là bệnh khó chữa
nhưng có nhiều trường hợp vì không chịu điều trị đã mang tới nỗi
đau cho cả gia đình.
Bố mẹ cố gắng ngủ đúng giờ giấc, ăn uống đầy đủ, dành 30 phút
mỗi ngày để vận động cơ thể. Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng “Liệu có
làm được điều đó trong hoàn cảnh này không?”, xin thưa rằng
“Bạn hoàn toàn có thể”. Nếu như bạn chẳng may mắc bệnh tim
mạch, bệnh gan nặng cần nghỉ ngơi thì sao? Bạn định không chữa
bệnh vì cho rằng mình không thể nghỉ ngơi được sao? Chẳng có ai
làm vậy cả. Bạn hãy hi sinh những thứ khác một chút, nhờ sự trợ
giúp từ xung quanh và tập trung tìm liệu pháp chữa bệnh. Chúng
ta thường cho rằng bệnh trầm cảm không có gì đáng ngại và
không nỗ lực tìm cách điều trị tích cực. Hơn nữa vì không muốn
công nhận mình đang gặp vấn đề nên không cố gắng chữa trị.
Hãy coi như bạn đang gặp căn bệnh trầm trọng ở các cơ quan khác
trên cơ thể và tìm phương pháp giải quyết. Chắc chắn lúc đó bạn
sẽ đi đúng hướng.
Đối với những bố mẹ có thể trạng yếu, hãy suy nghĩ làm thế nào
để có thể vừa làm việc nhà, vừa chăm con mà hao tốn ít năng
lượng nhất. Ở phòng khám chữa bệnh của mình, tôi đã từng
hướng dẫn đường chuyển động ở nhà cho một bà mẹ. Quá trình
chuyển động quá phức tạp và dài sẽ tiêu hao nhiều năng lượng
một cách lãng phí. Nuôi dạy con nhỏ cần rất nhiều sức lực vì vậy
cần tối thiểu hóa việc tiêu tốn sức lực. Thay đổi cách bài trí đồ
đạc, thay đổi không gian trông con để giảm bớt việc di chuyển là
vô cùng cần thiết.
Ngoài di chuyển, cần giảm bớt việc tiêu hao năng lượng khi sử
dụng thời gian. Có những bà mẹ đang làm việc nhà mà nghe con
53