thức đưa tay chạm lên người bố mẹ.
Tóm lại, chúng ta có hai giải pháp như sau: Thứ nhất là giảm dần
hành động của bé, thứ hai là tạo ra hành động thay thế để kiểm
soát bất an cho bé. Đầu tiên là ngăn bé không chạm vào người bố
mẹ khi ở bên ngoài. Phải nói rõ với con rằng khi con làm như vậy
ở bên ngoài, mẹ cảm thấy xấu hổ và khó chịu.
Và hãy tìm một giải pháp thay thế cho bé. Đầu tiên, hãy đưa cho
bé một đồ vật liên quan đến mẹ, nếu không có đồ vật nào có thể
biểu hiện được tình cảm của mẹ thì chuyển sang một đồ vật thân
thiết với con. Có một cách hiệu quả là nếu bé có đồ vật yêu thích
nào khi còn nhỏ như cái chăn chẳng hạn thì bạn hãy cắt một phần
của chăn thành chiếc khăn tay hoặc dùng một đồ vật nhỏ xinh
làm vật “hộ mệnh” để bé cầm theo người. Bố mẹ cần đưa cho bé
những đồ vật thay thế kiểu như vậy để giúp bé có sức mạnh kiểm
soát sự bất an hoặc khó chịu trong lòng.
***
Như câu chuyện ở trên cũng đề cập, nhiều bố mẹ lo lắng rằng
hành động con chạm vào người mình là bởi con cảm thấy thiếu
thốn tình thương. Có rất nhiều bố mẹ bị dằn vặt với suy nghĩ như
vậy. Nhưng dù bố mẹ có dành tình cảm cho con nhiều như những
ông bố bà mẹ khác thì có thể con vẫn thấy thiếu. Có những đứa trẻ
từ khi sinh ra luôn quấn người khác và muốn được yêu thương
nhiều hơn nữa. Những đứa trẻ này luôn muốn bố mẹ yêu chiều
mình nhiều hơn nữa, và dù bố mẹ có cố gắng đến mấy thì cũng
không thỏa mãn được mong muốn của trẻ.
Trong câu chuyện ở trên, rất có thể từ sau khi em thứ hai ra đời, bé
lớn cảm thấy thiếu thốn tình cảm ở một mức độ nào đó. Không
phải vì vậy mà bố mẹ nhất định phải sử dụng phương pháp cứng
nhắc, việc bé cảm thấy thiếu tình cảm cũng không hẳn là có hại.
Trong quá trình khắc phục sự thiếu thốn về mặt tình cảm bé sẽ tự
hình thành cá tính riêng của mình. Vì vậy điều bố mẹ có thể làm
là luôn dành tình yêu thương nhiều nhất có thể cho bé. Chỉ cần
như vậy là đủ.
Lời khuyên cuối cùng tôi muốn nói đó là mẹ nên thay đổi cách
khuyên bảo con. Cùng một lời nói nhưng có thể nói theo cách
75