rằng: Bố mẹ thấy thế nào khi đưa con đến gặp chuyên gia. Trong
môi trường giáo dục tại Hàn Quốc, khuyên phụ huynh đưa con
đến bệnh viện là điều không hề dễ dàng với các thầy cô giáo. Vì họ
biết rằng bố mẹ dễ bị “sốc” khi phải nghe điều đó. Nhưng một khi
thầy cô giáo đã phải đưa ra lời khuyên như vậy thì tình trạng của
học sinh đã là khá nghiêm trọng. Bố mẹ nên lập tức làm theo. Bởi
lẽ có thể không trẻ không mắc chứng ADHD nhưng cần tới sự hỗ
trợ nào đó.
Tất nhiên bố mẹ thường nghĩ rằng con lớn hơn một chút thì sẽ
đổi tính, mình cố gắng thêm một chút nữa biết đâu sẽ có kết quả.
Nhưng nếu quả thật trẻ mắc chứng ADHD thì dù bố mẹ cố gắng
cũng khó có thể giúp con. Bố mẹ hãy thử tưởng tượng trường hợp
yêu cầu đứa trẻ bị đau chân phải thi chạy cự ly 100m. Bé bị đau
chân nên không thể chạy nhanh nhưng người ngoài lại cứ thúc
giục “Chạy nhanh lên đi chứ” thì liệu bé có chạy nổi không?
Tương tự, để một bé có thị lực không nổi 1/10 ngồi cuối lớp mà
không đeo kính rồi yêu cầu đọc chữ trên bảng thì sẽ ra sao? Bé
không nhìn thấy chữ lại mắng mỏ “Tại sao không đọc được?” thì
sẽ thế nào? ADHD cũng tương tự như vậy. Dù bố mẹ có cố gắng
đến mấy cũng không thể giải quyết được.
Một số bố mẹ nói thế này “Con tôi cũng có lúc tập trung mà?”.
Đúng vậy. Đối với các việc bé thích làm hoặc bé đang dồn nhiều
nỗ lực thì bé sẽ rất tập trung. Tuy nhiên không phải lúc nào con
người ta cũng ở trong hoàn cảnh căng thẳng để dốc toàn tâm toàn
lực được. Nếu bé lúc nào cũng cố gắng hết sức thì chưa biết có thể
tập trung được bao nhiêu nhưng chắc chắn không sớm thì muộn
bé sẽ bị mắc một chứng bệnh nào đó. Con người không thể sống
bình thường mà giây phút nào cũng dốc 100% sức lực và trẻ em
lại càng khó có thể làm như vậy.
***
Phần lớn các bé gặp khó khăn về khả năng chú ý là các bé thiếu
năng lực điều khiển bản thân. Trong não bộ con người, có một
khu trung tâm điều khiển hành vi tuy nhiên ở các bé mắc ADHD
thì phần não này phát triển chậm hơn. Trường hợp một phần của
não phát triển chậm hơn dẫn đến một chức năng nào đó kém
94