nhiều lắm." Cô giải thích tới chỗ này thì cảm thấy chóng mặt, hơi thở khó
khăn, liền tự đưa tay vào ngực áo lấy Kim Phong Ngọc Lộ hoàn ra uống
một viên.
{StormRaider: đoạn trên hơi khó hiểu, tớ sẽ cố giải thích trong hiểu biết
của mình.
"trong truyền thuyết thì nơi hoàng long cầm theo bản đồ bay lên gọi là
sông Hoàng Hà, nơi rùa thần lấy lại bản đồ lặn xuống gọi là sông Lạc
Thủy": theo truyền thuyết thì vua Phục Hy nhìn thấy tượng đã của con
Long Mã ở bên bờ sông Hoàng Hà, trên lưng nó có vằn như đồ hình, ông
ta căn cứ vào đó để tạo ra Bát quái, nền tảng của Dịch học lưu truyền đến
bây giờ, gọi là Hà đồ. Đời vua Vũ nhìn thấy tượng đã con Linh Qui bên bờ
sông Lạc Thủy, trên lưng có đồ hình, liền từ đó sắp đặt thứ tự thành 9 loại,
là số của trời đất, gọi là Lạc Thư. Bát quái chắc mọi người biết rồi, còn
Lạc Thư hay còn gọi là Cửu Cung đồ thì như sau:
4 9 2
3 5 7
8 1 6
khi ở trên lưng Linh Qui thì đầu đội 9; chân đạp 1; sườn trái 3; hông
phải 7; vai mang 2/ 4; chân đi 6/8
“ông ta từ hình vuông mở rộng ra vòng tròn, tính được tỉ số vòng tròn.
Sau đó trong Động Thủy Cửu Toán, có người lại từ phương pháp đó suy
diễn biến hóa, vẽ hình tương hợp để tìm được những số chưa biết” : đoạn
này nói về cách tính số Pi. Từ xưa (và có lẽ cả hiện nay) người ta tính số Pi
bằng cách lấy một n-giác đều, tính chu vi (n x độ dài một cạnh) rồi chia
cho độ dài đường chéo để lấy tỉ lệ. Khi n tăng đến vô cùng thì n-giác đều
biến thành đường tròn, và tỉ số trên biến thành số Pi thực. Tổ Xung Chi bắt
đầu việc này bằng hình vuông, tức là n = 4. Sau đó có người phát triển với
n lớn hơn, qua đó tính được số Pi chính xác hơn.
“tính ra tới tầng trên thứ chín, tầng “Thiên” (tác giả: chính là toán
thuật Âu châu tính lũy thừa chín của số X, có người cũng dùng nhầm cách