đàn ông đó còn sâu sắc nữa hay không? Nếu không còn nhau nữa thì cuộc
sống của cả hai sẽ thế nào? Tồi tệ đi hay tốt đẹp hơn? Và quan trọng hơn
hết chính là bản chất của sự "phản bội" đó là gì? Chủ động hay thụ động?
Phạm tội có tổ chức không? Có khả năng tái phạm nguy hiểm không?
Sau khi thẩm định xong toàn bộ quá trình chung sống đã đi qua, nếu câu
trả lời là mọi thứ đều ổn, bờ vai đó là vững chắc, sẵn sàng gánh hết bão
dông để vợ con được yên ấm, biết cải tạo, ăn năn hối cãi, bồi thường thiệt
hại thỏa đáng - Thì hãy một lần tha thứ, cho về với gia đình và quản lý giáo
dục tại địa phương bởi sai lầm của họ chỉ như một chấm đen trên chiếc
bảng trắng. Nhưng nếu đó vốn là một người đàn ông tồi, ích kỷ, không bao
bọc được vợ con lại đổ đốn, chấm dứt không cần nghĩ, tuyên án tử miễn ân
xá.
Ngoài ra, còn một khía cạnh nữa không phải là sự dằn vặt hay tha thứ,
mà là sự buông bỏ, là cho nhau cơ hội đi một con đường mới yên ấm hơn,
đó là khi cả hai hoặc một trong hai đã thật sự nguội lạnh tình cảm dành cho
nhau. Khi đó sự tha thứ là vô nghĩa, bước tiếp cũng chỉ là những tháng
ngày nhạt thếch, vô cảm. Đừng giữ người muốn đi, đừng níu kéo trái tim đã
không còn thuộc về mình, đừng ủ ấm trong vô vọng một cuộc hôn nhân đã
chết lạnh và cũng đừng miệt thị hay giày vò lẫn nhau khi nhận ra những thứ
phũ phàng.
Phụ nữ là những người dễ tha thứ nhưng lại khó quên. Trong cuộc đời
của một người phụ nữ trưởng thành, có hai cơn đau khiến cuộc đời họ sang
một trang mới: Một là cơn đau sinh nở, hai là đau nỗi đau khi bị phản bội.
Vì vậy cuộc sống hậu tha thứ lại là một thử thách khác khắc nghiệt hơn cho
cả hai người. Thử thách đó cần rất nhiều: Tình yêu - Sự bao dung - Lòng
kiên nhẫn. Ông anh tôi sau lần đó cũng vất vả lắm, vì niềm tin như mảnh
giấy, đã vò nát thì không thể vuốt phẳng, miếng ngọc đã rạn thì sẽ không
thể gắn liền lại mà không có tì vết như ban đầu được. Phụ nữ qua những
cơn đau như vậy họ thường bị ám ảnh, bất cứ sự việc hay tình huống nào