đảng Bônsơvich. Một lãnh đạo của Tả đối lập. Chết trong nhà ngục.
Rađech Các (Radek Karl), 1885-1939, nhà cách mạng Ba Lan, nhà báo và
một thời cộng sự viên của Trốtky. Bị trục xuất khỏi đảng 1936. Mất tích sau
vụ án Matxcơva. Chết năm 1939.
Raisơ (Reich), tiếng Đức để chỉ “Đế quốc”.
Ranh (Rhin), con sông lớn ở Tây Âu, đi ngang các nước Đức, Pháp, Thụy
Sĩ và Hà Lan. Cảng quan trọng ở các nước nói trên. Đập thủy điện.
Rapalô (Rapallo), tỉnh ở Ý Đại Lợi, nơi ký hòa ước giữa Liên Xô và nước
Đức (Hòa ước Rapalô) năm 1922.
Rôbetspie (Robespierre Maximilien), 1758-1794, lãnh tụ đảng Giacôbanh
thời cách mạng Pháp. Đại biểu Quốc hội Lập hiến, Hội nghị Quốc ước, ông
dựa vào Công xã Pari và nắm trọn quyền nước Pháp trước khi bị lật đổ và
xử tử hình (9 técmiđo năm II của Cách mạng tức 27 tháng 7-1794).
Rômanh Rolăng (Rolland Romain), 1866-1944, nhà văn Pháp, sáng lập
tập san Europe, giải Nobel văn chương 1915.
Rudơven (Roosevelt Franklin), 1882-1945, lãnh tụ đảng Dân chủ, Tổng
thống Hoa kỳ 1933- 1945, tìm cách cứu vãn kinh tế tư bản sau cuộc khủng
hoảng 1929-1932, lãnh đạo phe đồng minh trong thời thế chiến.
Rycốp (Rykov Alexis), 1881-1938, Thủ tướng Liên xô, lãnh tụ cánh Hữu
đối lập năm 1928. Bị xử bắn sau vụ án Mátxcơva 1938.
Sisêrin (Tchitcherine Gueorgui), 1872-1936, ngoại trưởng Liên Xô (1918-
1930), ký kết Hòa ước Rapalô với Đức.