8
CÁC HỆ THỐNG TỔ CHỨC XÃ HỘI “HƯỚNG
ĐÍCH”
Trong phần kết của bài luận này chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm
thực tiễn bắt nguồn từ những quan điểm lí thuyết vừa được thảo luận. Đặc
điểm chung đặc trưng nhất của những quan điểm thực tiễn này là: chúng
đều là hệ quả trực tiếp của việc không nắm bắt được - do thiếu một lí thuyết
xây dựng theo phương pháp compozit về các hiện tượng xã hội - nguyên
nhân vì sao các tổng thể cố kết hay các cấu trúc các mối quan hệ vững
chắc, những thứ góp phần phục vụ những mục đích quan trọng của con
người, được hình thành từ những hành động độc lập của nhiều người nhưng
lại không được kiến tạo một cách có chủ đích cho những mục đích đó. Đặc
điểm này dẫn đến một cách biện giải “thực dụng”
về các thể chế xã hội.
Theo cách biện giải này, tất cả các cấu trúc xã hội phục vụ cho các mục
đích của loài người đều được xem như kết quả của một thiết kế có chủ đích
và phủ nhận khả năng tồn tại một sự sắp đặt có trật tự hoặc hướng đích
nhưng lại không được tạo dựng một cách có chủ đích.
Quan điểm này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ xuất phát từ việc người ta
e ngại các quan niệm nhân hình sẽ được sử dụng - một nỗi e sợ đặc trưng
của não trạng duy khoa học. Nỗi e ngại này khiến việc sử dụng khái niệm
“mục đích” trong thảo luận về sự phát triển xã hội tự phát gần như bị cấm
đoán hoàn toàn, và điều này thường dẫn các nhà thực chứng mắc vào lỗi
tương tự như chính cái lỗi mà họ muốn tránh: bởi họ đã biết rằng việc coi
mọi sự việc biểu hiện theo một cách thức hướng đích rõ ràng đều là sản
phẩm do một tâm trí có khả năng thiết kế tạo ra là một quan niệm sai lầm,
nên họ tin rằng hành động của nhiều người không thể đem lại trật tự hoặc