triển của tôn giáo, từ đa thần luận thông qua “thượng đế luận”
(deism)
đến chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, mặc dù chủ nghĩa duy vật đã tồn tại
được 1.100 năm, nó vẫn chưa đến được đích thắng lợi. Lí do là công trình
trước đây, cụ thể là của các nhà bách khoa toàn thư của Pháp, luôn chỉ trích
và không có tinh thần xây dựng. Chính Hoàng đế Napoléon vĩ đại, “người
đứng đầu hội đồng khoa học của nhân loại bởi ông là người đứng đầu bộ
máy chính trị”, “người thực chứng nhất của thời đại”, phải là người chịu
trách nhiệm tổ chức hệ thống khoa học theo một bộ sách bách khoa mới
xứng đáng với tên tuổi của Hoàng đế. Dưới sự chỉ dẫn của Hoàng đế, “các
tăng lữ duy vật” trong atelier scientifique [Công xưởng khoa học] sẽ sáng
tác ra một công trình, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật và tìm ra các nguyên lí
dựa trên lập luận và quan sát thực tế nhằm hướng dẫn cho nhân loại đời
đời. Con người vĩ đại nhất đứng đằng sau Hoàng đế, và “đích thực đó phải
là người ngưỡng mộ chính mình một cách sâu sắc”, tự giao cho mình
nhiệm vụ “đứng đầu các nhà khoa học, như một Descartes thứ hai, dưới sự
lãnh đạo của ông, những công trình khoa học của trường phái mới sẽ trở
thành vĩ đại”
Phải nói rằng tác phẩm này không hệ thống hơn tác phẩm đầu tiên. Sau
một nỗ lực trình bày chặt chẽ không có hiệu quả, phải thừa nhận là nó đã
trở thành một tập hợp những ghi chép rời rạc trong portefeuille [Tập tài liệu
- ND] của Saint-Simon. Ông đã từ bỏ kế hoạch đầy tham vọng phác thảo
lúc ban đầu, như ông đã tự giải thích trong bản tóm tắt tự truyện của mình,
vì thiếu kinh phí, hoặc như ông đã thừa nhận ở đâu đó, vì ông vẫn chưa đủ
chín chắn cho kế hoạch đó. Nhưng với tất cả những khiếm khuyết đó, tác
phẩm vẫn là một tài liệu đáng chú ý. Lần đầu tiên, tác phẩm này đã gần như
kết hợp được tất cả những đặc điểm của nhà tổ chức duy khoa học hiện đại.
Sự hăng hái với chủ nghĩa duy vật (ngày nay gọi là chủ nghĩa vật lí) và việc
sử dụng “ngôn ngữ khoa học vật lí”, nỗ lực “thống nhất khoa học” và biến
nó thành cơ sở của đạo đức, sự coi thường tất cả các lí luận thần học hay
nhân hình
, sự mong muốn tổ chức công việc cho người khác, đặc biệt
bằng cách biên soạn bộ sách bách khoa đồ sộ, và nói chung niềm mong ước