CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 206

của họ nhiều đến mức nào. Cho đến những tranh luận hiện đại về vấn đề kế
hoạch hóa trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người ta vẫn không tiến thêm
bước nào trong việc mô tả cách thức hoạt động của nó. Không có nhiều lí
do để gọi bức tranh hết sức thực tế về một xã hội kế hoạch hóa là “không
tưởng”. Điển hình là Marx, người đã thêm vào bức tranh ấy một phần của
kinh tế học cổ điển Anh về phân tích tổng thể về cạnh tranh, một phần
chẳng ăn nhập gì với cái lí thuyết “khách quan” hay lao động về giá trị.
Chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau những kết quả khái quát của sự kết hợp
giữa các tư tưởng của Saint-Simon và Hegel mà Marx dĩ nhiên là đại diện
nổi bật nhất.

Nhưng trong mức độ còn liên quan đến chủ nghĩa xã hội chung chung

đó, khái niệm mà ngày nay ai cũng biết, tư tưởng của Saint-Simon hầu như
không được phát triển thêm là mấy. Một bằng chứng nữa cho thấy những
người theo chủ nghĩa Saint-Simon đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy hiện
đại như thế nào là việc mọi ngôn ngữ châu Âu đều vay mượn rất nhiều từ
trong vốn từ vựng của họ. “Chủ nghĩa cá nhân”

[192]

, “nhà tư bản công

nghiệp”

[193]

, “chủ nghĩa thực chứng” và “tổ chức lao động”, tất cả đều xuất

hiện lần đầu tiên trong cuốn Exposition. Khái niệm đấu tranh giai cấp và sự
tương phản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản theo nghĩa chuyên môn
của những thuật ngữ này là do Saint-Simon sáng tạo ra. Bản thân từ chủ
nghĩa xã hội (socialism)
, mặc dù chưa xuất hiện trong cuốn Exposition
(trong cuốn này họ dùng từ hội đoàn (assoriation) với nghĩa khá tương
đương), xuất hiện lần đầu tiên

[194]

với nghĩa hiện đại của nó muộn hơn một

chút, trên tờ Globe

[195]

của những người theo chủ nghĩa Saint-Simon.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.