CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 204

Họ giải thích rằng đối với họ đất đai và sức lao động chỉ đơn thuần là

“những công cụ lao động; và giới chủ cùng các nhà tư bản... là những
người cất giữ các công cụ này; chức năng của họ

[188]

là phân phối những

công cụ này cho các công nhân”. Nhưng họ thực hiện chức năng này rất
thiếu hiệu quả. Những người theo chủ nghĩa Saint-Simon đã nghiên cứu ấn
bản mới của cuốn Nouveaux principles d’économie politique [Những
nguyên lí kinh tế chính trị mới] của Sismondi, ra mắt năm 1826, trong đó
lần đầu tiên tác giả mô tả cách thức mà sự “cạnh tranh hỗn loạn” gây ra
những thiệt hại trong những lần khủng hoảng kinh tế. Nhưng trong khi
Sismondi không đề xuất được giải pháp thực tế nào và về sau dường như
ông thậm chí còn hối hận vì những tác động mà lời giáo huấn của ông gây
ra

[189]

, những người theo chủ nghĩa Saint-Simon lại đưa ra được một giải

pháp. Những gì họ miêu tả về các nhược điểm của cạnh tranh gần như là bệ
y nguyên ý tưởng của Sismondi:

Trong tình hình hiện tại, khi việc phân phối [các công cụ sản xuất] bị chi phối bởi các nhà

tư bản và giới chủ, không có chức năng nào trong số này được thực hiện trừ phi phải trải qua

nhiều bước dò dẫm, thử nghiệm, và nhiều kinh nghiệm đáng tiếc; và ngay cả khi đó kết quả

đạt được cũng không bao giờ hoàn hảo, không bao giờ dài lâu. Mỗi người vẫn phải tự hành

động theo hiểu biết của cá nhân anh ta; không có biểu đồ tổng quan nào hướng dẫn sản xuất;

điều này diễn ra mà không có đánh giá, không có dự báo; ở nơi này đó là sự thiếu hụt, ở nơi

khác đó lại là sự dư thừa.

Như vậy, các cuộc khủng hoảng kinh tế là do việc phân phối các công cụ sản xuất bị chi

phối bởi các cá nhân riêng biệt mà không cần biết đến các yêu cầu và nhu cầu của sản xuất và

của dân chúng, cũng như không cần biết đến những phương tiện có thể thỏa mãn họ. Giải

pháp mà những người theo chủ nghĩa Saint-Simon đề xuất là hoàn toàn mới mẻ và độc đáo

vào thời điểm đó. Trong thế giới mới mà họ mời gọi chúng ta thưởng ngoạn sẽ không còn giới

chủ, không còn những nhà tư bản riêng rẽ, những người mà thói quen đã khiến họ trở thành xa

lạ với các hoạt động sản xuất, nhưng lại là những người quyết định đặc tính công việc và số

phận của các công nhân. Một thể chế xã hội phải gánh lấy những chức năng mà ngày nay

chúng đang được thực hiện rất èo uột; thể chế ấy là nơi coi giữ tất cả các công cụ sản xuất; nó

chỉ huy quá trình khai thác mọi nguồn lực vật chất; từ vị trí đầy ưu thế của mình, nó có cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.