chính trị. Nhưng lợi ích lớn nhất tôi thu nhận được vào thời điểm này từ các
dòng tư tưởng mà những người theo chủ nghĩa Saint-Simon và Comte gợi
ra là tôi đã có được khái niệm rõ ràng hơn bao giờ hết về những nét đặc
trưng của một thời đại chuyển giao tư tưởng, và không còn nhầm lẫn về các
đặc điểm đạo đức và trí tuệ của một thời đại như vậy với những tính chất
của loài người.
Mill tiếp tục với việc giải thích vì sao ông lại biết được, cho dù trong một
thời gian đã không nhìn thấy vị trí của Comte, sự phát triển từng ngày của
chủ nghĩa Saint-Simon thông qua G. D’Eichthal (người cũng đã giới thiệu
Carlyle đến với chủ nghĩa Saint-Simon)
, làm thế nào ông đã đọc gần
như tất cả những gì họ viết và làm thế nào mà chính là nhờ “một phần các
tác phẩm của họ mà ông đã thông tỏ được những giá trị tạm thời và hết sức
ít ỏi của nền kinh tế chính trị cũ kĩ rằng tài sản cá nhân và sự thừa kế được
cho là những thực tế vĩnh viễn tồn tại và tự do sản xuất và trao đổi là
dernier mot [lời cuối cùng] cho sự cải tiến xã hội”. Trong một lá thư gửi
d’Eichthal
dường như ông đã bị thuyết phục tới mức “có xu hướng nghĩ
rằng tổ chức xã hội [theo đề xuất của họ], với một vài thay đổi này khác...
có lẽ là trạng thái cuối cùng và vĩnh viễn của loài người”, dù là ông khác họ
ở chỗ ông tin rằng phải trải qua nhiều hoặc ít nhất là vài ba giai đoạn con
người mới có thể nhận ra điều này. Không nghi ngờ gì, đây chính là gốc rễ
đầu tiên dẫn đến thiên hướng chủ nghĩa xã hội của J. S. Mill. Nhưng cũng
trong trường hợp của Mill, điều này về cơ bản vẫn là bước chuẩn bị để sau
này Comte còn gây ra những ảnh hưởng sâu sắc hơn nữa đối với ông.