III
Tuy nhiên, không ở đâu ngoài nước Pháp học thuyết Saint-Simon lại gây
được sự chú ý hơn như là ở Đức
. Sự quan tâm này, bất ngờ thay, bắt
đầu thể hiện từ rất sớm. Tờ Organisateur dường như đã giành được số
lượng độc giả khá lớn ở nước này ngay trong những ngày đầu tiên. Vài năm
sau đó, dường như chính người học trò của Comte là Gustave d’Eichthal,
trong chuyến viếng thăm Berlin năm 1824, thậm chí là trước cả những nỗ
lực tương tự của ông tại Anh, đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm
của một số người đối với tác phẩm Système de politique positive [Hệ thống
chính trị thực chứng] của Comte, với kết quả là một bài bình luận khá chi
tiết, bài bình luận duy nhất bằng bất cứ thứ tiếng nào về cuốn sách này, đã
xuất hiện trên tờ Leipziger Literatur-Zeitung [Tạp chí văn học Leipzig]
Và d’Eichthal đã khiến cho Friedrich Buchholz, khi ấy là một cây bút chính
trị nổi tiếng, trở thành người hâm mộ nhiệt thành Comte.
Ông không chỉ thể hiện sự nhất trí hoàn toàn trong một bức thư lấy lòng
gửi Comte
, mà năm 1826 và 1827, ông đã cho xuất bản trên tờ Neue
Monatsschrift fur Deutschlans [Nguyệt san mới cho nước Đức] của mình
bốn bài báo khuyết danh về tác phẩm của Saint-Simon, tiếp theo đó là bản
dịch phần kết cuốn Système industriel
Tuy nhiên, chỉ đến mùa thu năm 1830 mối quan tâm rộng rãi đối với
phong trào Saint-Simon mới bắt đầu ở Đức; và trong suốt hai hay ba năm
sau đó mối quan tâm ấy lan nhanh như một ngọn lửa khổng lồ trên khắp
văn đàn nước Đức. Cuộc cách mạng tháng Bảy đã biến Paris một lần nữa
trở thành trung tâm chú ý của tất cả những người cấp tiến, và những người
theo chủ nghĩa Saint-Simon, mà tiếng tăm của họ khi ấy đang đạt đến đỉnh
điểm, là phong trào trí thức nổi bật nhất tại Thánh địa Mecca của tất cả
những người có khuynh hướng tự do. Hàng loạt sách, tài liệu chuyên đề và