Darmstaedter và các dự án kinh doanh khác trong lĩnh vực ngân hàng. Tại
Hà Lan, những người theo chủ nghĩa Saint-Simon cũng hoạt động theo
phương hướng đó, và ở Áo, Italia, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha, anh em nhà
Pereire hay các chi nhánh hoặc khách hàng của họ cũng lập ra các thể chế
tương tự. Cái vẫn được biết đến như là mô hình ngân hàng “kiểu Đức”, đặc
trưng bởi mối liên hệ chặt chẽ của nó với ngành công nghiệp và toàn bộ hệ
thống Effektenkapitalismus [chủ nghĩa tư bản hiệu quả- ND] như người ta
vẫn gọi, về cơ bản là sự hiện thực hóa các kế hoạch của chủ nghĩa Saint-
Simon. Sự phát triển này có liên qụan mật thiết đến một hoạt động ưa thích
khác của những người theo chủ nghĩa Saint-Simon trong những năm sau
này, đó là xây dựng đường sắt, và mối quan tâm của họ đối với mọi kiểu
công trình công cộng, và theo năm tháng, những hoạt động này ngày càng
trở thành mối quan tâm lớn nhất của họ. Trong khi Enfantin tổ chức hệ
thống đường sắt Paris-Lyon-Địa Trung Hải thì anh em nhà Pereire xây
dựng các tuyến đường sắt ở Áo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Nga, ở Italia thì
có P. Talabot, và họ thuê những người theo chủ nghĩa Saint-Simon khác
làm việc với tư cách kĩ sư tại hiện trường để thực hiện các chỉ dẫn của họ.
Nếu nhìn lại những công việc về cuối đời của những người theo chủ nghĩa
Saint-Simon, Enfantin hoàn toàn có quyền nói rằng họ đã “phủ khắp trái
đất này một mạng lưới đường sắt, vàng, bạc và điện”
.
Nguyên nhân của việc họ đã không thành công trong việc tạo ra các tập
đoàn khổng lồ thông qua những kế hoạch tổ chức công nghiệp rộng khắp,
điều mà sau này họ đã làm được với sự trợ giúp của các chính phủ trong
quá trình thiết lập các các-ten, chủ yếu là vì chính sách tự do thương mại
mà Pháp bắt đầu áp dụng và được một số người theo chủ nghĩa Saint-
Simon trước đây, đặc biệt là M. Chevalier và cả anh em nhà Pereire nhiệt
tình ủng hộ. Nhưng những người khác cùng nhóm với họ, đáng chú ý là
Pecqueur, vẫn còn đang bận tâm về hướng đi này giống như Friedrich List,
người bạn của họ bên Đức. Dù là họ đã không thể thành công trong hướng
đi này cho tới khi những nhánh khác xuất phát từ cùng một gốc, chủ nghĩa
thực chứng và “duy sử luận”, đã thành công trong việc hạ bệ nền kinh tế