và bất biến. Nói cách khác, do thói quen tư duy mà con người có được khi
lí giải các hành động của mình từ lâu đã cản trở việc nghiên cứu thiên nhiên
bên ngoài, và việc nghiên cứu đó chỉ thực sự đạt được những tiến bộ tương
xứng khi bỏ được thói quen này của con người, nên cách thức để đạt được
sự tiến triển trong việc nghiên cứu con người cũng phải như vậy: chúng ta
phải chấm dứt việc nhìn nhận con người theo thuyết nhân hình và phải coi
như những gì chúng ta biết về con người cũng ít ỏi như những gì chúng ta
biết về thiên nhiên. Tuy Comte không mất quá nhiều lời như vậy để diễn tả
điều này nhưng ông cũng làm gần như vậy, và do đó, người ta không thể
không thắc mắc tại sao ông lại không nhận ra bản chất nghịch lí của kết
luận này
Nhưng việc phải nhìn nhận con người khi xem xét các hiện tượng xã hội
dưới góc độ thực chứng theo cùng cách thức như cách chúng ta tiếp cận các
hiện tượng tự nhiên vô tri vô giác chỉ là một nét tiêu cực trong đặc điểm
của ngành “khoa học tự nhiên” mới về xã hội. Chúng ta vẫn còn phải xem
đâu là các đặc điểm tích cực của phương pháp “positive” này [chơi chữ:
“positive” vừa có nghĩa là “tích cực”, vừa có nghĩa là “thực chứng” - ND].
Đây là công việc khó khăn hơn nhiều, bởi thật đáng tiếc, những gì Comte
trình bày về phần lớn các vấn đề nhận thức luận liên quan đều ngây thơ và
không thỏa đáng. Nền tảng cho các quan điểm của Comte hiển nhiên là
nhận định đơn giản rằng “đặc điểm cơ bản của toàn bộ ngành triết học thực
chứng là phải coi tất cả các hiện tượng đều tuân theo những quy luật tự
nhiên bất biến mà việc phát hiện ra những quy luật này và giảm thiểu số
lượng các quy luật này đến mức tối thiểu có thể là mục tiêu của mọi nỗ lực
của chúng ta”. Mọi ngành khoa học đều giải quyết những thực tế quan sát
được, và, như ông đã tuyên bố trong một câu nói mà ông tự hào trích ra từ
một bài luận ông viết năm 1825, “bất kì định đề nào không thừa nhận việc
nó có thể rút gọn được về một cách biểu đạt đơn giản phản ánh thực tế, dù
là thực tế đặc biệt hay thông thường, đều không có giá trị thực hay ý nghĩa
trí tuệ”
. Nhưng trong các tác phẩm của Comte, câu hỏi mà chúng ta rất
khó tìm được lời giải đáp là: “các hiện tượng” tuân theo các quy luật bất