CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 254

“tự do thực sự”, cái không là gì khác ngoài “sự phục tùng có lí tính trước
ưu thế của các quy luật tự nhiên”, sẽ còn được thúc đẩy hơn nữa.

Ở đây chúng ta không cần quan tâm đến chi tiết của tổ chức xã hội mà

khoa học thực chứng sẽ tạo ra. Trên phương diện đời sống kinh tế, nó vẫn
có nhiều mặt giống với các kế hoạch của phong trào Saint-Simon trước đây,
đặc biệt nếu xét về vai trò lãnh đạo của các giới ngân hàng trong việc dẫn
dắt các hoạt động công nghiệp. Nhưng ông phản đối thứ chủ nghĩa xã hội
triệt để sau này của những người thẹo chủ nghĩa Saint-Simon. Quyền sở
hữu cá nhân sẽ không bị hủy bỏ, nhưng người giàu sẽ trở thành “nơi cất giữ
cần thiết các tư bản công cộng” và sở hữu tài sản là một chức năng xã hội.
Đây không phải là điểm giống nhau duy nhất giữa hệ thống của Comte với
chủ nghĩa xã hội chuyên chế gắn với nước Phổ (thay vì là cái chủ nghĩa xã
hội mà chúng ta thường biết). Trên thực tế, thật đáng kinh ngạc, trong một
số đoạn, sự giống nhau giữa hệ thống của Comte với chủ nghĩa xã hội Phổ
thậm chí còn giống cả về những từ ngữ được sử dụng. Vì vậy khi ông cho
rằng trong xã hội tương lai, cái khái niệm “đồi bại” về các quyền cá nhân sẽ
biến mất và sẽ chỉ còn lại những nghĩa vụ, hoặc rằng trong xã hội mới sẽ
không có những con người cá nhân mà chỉ có những công chức nhà nước
thuộc các bộ phận và các cấp bậc khác nhau, và rằng vì vậy nghề nghiệp
thấp kém nhất cũng sẽ trở nên cao quý bởi nó góp phần cấu thành hệ thống
thứ bậc chính quyền, cũng giống như việc một người lính vô danh nhất
cũng có giá trị của anh ta do tính thống nhất của một tổ chức quân sự, hoặc
cuối cùng, trong phần kết luận của bản phác thảo đầu tiên về trật tự tương
lai, khi ông phát hiện ra một “thiên hướng đặc biệt đối với sự ra lệnh ở một
số người và sự tuân lệnh ở những người khác”và khẳng định với chúng ta
rằng trong sâu thẳm trái tim mình, tất cả chúng ta đều biết rằng “thật hạnh
phúc khi nghe lời người khác”, thì chúng ta có thể so sánh hầu như mọi câu
nói đó với những phát biểu tương tự của những lí thuyết gia người Đức gần
đây, những người đã đặt nền móng tư tưởng cho các học thuyết của Đệ Tam
Quốc Xã

[270]

. Bị dẫn dắt bởi triết lí của mình, cái triết lí tiếp nhận từ

Bonald thứ quan điểm phản động rằng cá nhân là “một khái niệm trừu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.