một cái nhìn tổng thể của các nhà bách khoa kĩ thuật có lẽ là những bài
thực hành xác định, bắt buộc phải tuân theo trong tất cả các chương trình
giảng dạy của nó: tất cả các bộ môn khoa học đều được giảng dạy chủ yếu
dưới dạng các ứng dụng thực hành và mọi học sinh đều mong đợi được sử
dụng tri thức của mình trong vai trò của các nhà quân sự hay những kĩ sư.
Chính tại đây, loại kĩ sư với nhãn quan, tham vọng và hạn chế đặc thù đã
được đào luyện ra. Cái tinh thần nhân tạo, không công nhận bất kì thứ gì
không được xây dựng một cách có chủ ý là có ý nghĩa, cái tình yêu tính tổ
chức nảy nở từ hai nguồn song song, thực tiễn quân đội và kĩ nghệ
, cái
sở thích thẩm mĩ dành cho tất cả mọi thứ được tạo nên một cách có ý thức
vượt lên trên những thứ “chỉ phát triển tự phát”, là một nhân tố mới mạnh
mẽ góp phần vào việc hun đúc - và theo thời gian dần chiếm lĩnh - bầu
nhiệt huyết cách mạng của các nhà bách khoa kĩ thuật trẻ tuổi. Có thể dễ
nhận ra khuynh hướng trở thành những nhà xã hội chủ nghĩa và đặc điểm
riêng biệt của lớp kĩ sư mới này, những người, như người ta đã nói, “cảm
thấy hãnh diện về bản thân bởi đã có được những giải pháp chính xác và
thỏa đáng hơn bất kì ai khác cho tất cả những thắc mắc về chính trị, tôn
giáo và xã hội”, và những người “đã dấn thân vào việc tạo ra một tôn giáo
theo cách thức xây dựng một cây cầu hay một con đường như đã được học
ở École”. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn trong việc chỉ ra rằng chính trong
bầu không khí này Saint-Simon đã nghĩ ra một số những kế hoạch sớm nhất
và kì dị nhất cho việc tổ chức xã hội, và chính tại École Polytechnique,
trong suốt 20 năm đầu tồn tại, Auguste Comte, Prosper Enfantin, Victor
Considérant, và hàng trăm người theo chủ nghĩa Saint-Simon và Fourier
sau này đã được đào tạo, và tiếp sau đó là những nhà cải cách xã hội trong
suốt thế kỉ cho đến tận Georges Sorel.
Nhưng, cho dù những hướng đi của các sinh viên trong trường có khác
nhau như thế nào chăng nữa, thì một lần nữa chúng ta lại phải chỉ ra rằng,
những nhà khoa học vĩ đại, những người đã tạo dựng nên danh tiếng cho
École Polytechnique không hề có lỗi trong việc mở rộng một cách quá mức
những kĩ năng và thói quen tư duy của họ vào những lĩnh vực không thuộc