chính trị”. Saint-Simon và Thierry được xem là đồng tác giả với phần luận
bàn về tài chính và chính trị trong tập một của cuốn L’industrie. Tập hai
của cuốn này, ra mắt năm 1817 với tên gọi thay đổi chút ít
, bản thân
Saint-Simon đã đóng góp một số vấn đề về quan hệ giữa Pháp và Mĩ.
Bài luận này đã được Saint-Simon viết với toàn bộ tinh thần dành cho
những nhóm người theo chủ nghĩa tự do
. “Cái đích duy nhất mà tất cả
suy nghĩ và nỗ lực của chúng ta bắt buộc phải hướng tới, tức cái việc tổ
chức xã hội có lợi nhất cho kinh doanh theo nghĩa rộng nhất của từ này”,
vẫn đạt được tốt nhất là nhờ một quyền lực chính trị, cái sẽ không làm gì
ngoài việc nhận thức được rằng “lực lượng công nhân không phải lo âu”,
và cái sẽ sắp đặt mọi thứ theo cách sao cho tất cả công nhân, nơi sức mạnh
liên kết của họ tạo thành cái xã hội thực sự, được phép tự do trao đổi trực
tiếp các sản phẩm lao động của mình. Nhưng cố gắng của Saint-Simon xây
dựng chính trị học hoàn toàn dựa trên các yếu tố kinh tế, nhưng theo cách
hiểu của ông thì, trên thực tế, lại là các yếu tố công nghệ, đã sớm đẩy ông
xa rời quan điểm của những người bạn theo chủ nghĩa tự do của mình.
Chúng tôi chỉ trích dẫn hai trong số “những sự thật quan trọng nhất và
chung nhất” mà những lập luận của ông đã dựa vào: “Thứ nhất, việc sản
xuất những sản phẩm hữu dụng là cái đích hợp lí và thực chứng duy nhất
mà chính trị học có thể dựa vào và nguyên lí tôn trọng sản xuất và nhà sản
xuất hoàn toàn có ý nghĩa hơn rất nhiều so với cái nguyên lí tôn trọng tài
sản và người sở hữu tài sản”, và “Thứ bảy, vì toàn thể nhân loại chia sẻ một
mục đích chung và những lợi ích chung, nên mỗi người phải tự đặt mình
vào trong các mối quan hệ xã hội của anh ta giống như khi tham gia vào
một tập thể công nhân”. “Do đó, chính trị học có thể tổng kết lại vào trong
hai từ, khoa-học về sản-xuất, tức là, bộ môn khoa học có mục đích xem xét
trật tự của mọi sự vật sao cho đem lại lợi ích lớn nhất cho tất cả các loại
hình sản xuất”. Các ý tưởng của tác phẩm Habitant de Genève đã quay trở
lại - và đồng thời, rốt cuộc cũng có thể được xem là sự phát triển tư tưởng
độc lập của Saint-Simon.