Touchstone phải chịu cảnh hụt tiền để sản xuất một chương trình
mà kênh ABC thấy chưa đủ hay để trình chiếu? Trong những ngày
kênh CBS xem chương trình thử nghiệm ‘‘CSI’’, Iger tổ chức một cuộc
họp để xử lý vấn đề liệu Touchstone có nên sản xuất chương trình
cho kênh đối thủ hay không. Giám đốc tài chính của ABC đưa ra ba
kịch bản: “mức cao,” “mức trung bình,” và “mức thấp,” tùy thuộc vào
thứ hạng của ‘‘CSI’’ trên bảng xếp hạng, với ngụ ý rằng cho dù ‘‘CSI’’
đứng ở “mức cao” thì Touchstone vẫn lỗ. “Mỗi tập phim chúng ta
thâm hụt bao nhiêu tiền?” Iger hỏi. McPherson đưa ra con số
khoảng 1 triệu đô la. “Không được,” Iger nói. “Michael sẽ không hiểu
tại sao chúng ta lại chi tới 1 triệu đô la mỗi chương trình để chi trả một
phần chi phí sản xuất cho kênh CBS.”
Nhưng thiếu sót tiềm ẩn trong lập luận của Iger là có thể ABC
đánh giá chưa đúng mức về kịch bản này và ‘‘CSI’’ có thể trở thành
chương trình cực kỳ ăn khách trên kênh khác. Braun và McPherson
rất chán nản và họ cương quyết đòi gặp Eisner để thuyết phục về
dự án ‘‘CSI’’. Hiện nay CBS đã đồng ý bù đắp chi phí sản xuất
‘‘CSI’’, vì vậy việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng
Touchestone bán kịch bản cho các kênh truyền hình khác nếu
Touchestone loại ‘‘CSI’’. Hơn nữa ‘‘CSI’’ có thể trở thành sê-ri phim
hút khách. Tại sao lại từ bỏ lợi nhuận khổng lồ từ tiền bán quyền
công chiếu phim? Trái với Iger, Eisner vẫn muốn Touchstone bán
chương trình cho các kênh truyền hình khác. Nhưng dường như
‘‘CSI’’ gợi lại bản năng cạnh tranh của ông là phải giáng đòn thất bại
cho các đối thủ. Trong cuộc họp cuối cùng, Eisner nói rằng ông
không quan tâm đến việc liệu ‘‘CSI’’ có trở thành phim bom tấn
trên kênh truyền hình khác hay không; ông chỉ quan tâm nếu đó là
chương trình ăn khách của ABC. Ông cũng cảnh báo Bruckheimer chi
tiêu quá đà và số tiền thâm hụt có thể vượt con số một triệu đô la
mỗi tập. Hơn nữa, ông cũng cho rằng CBS không sẵn lòng chi trả chi
phí sản xuất và nếu Disney rút lui, chương trình này sẽ vỡ và tạo ra