Bắc Việt Nam đã được tận hưởng khá lâu sự miễn trừ hình phạt về vai trò
của họ trong hoạt động nổi loạn ở Nam Việt Nam”. Đã đến lúc làm cho họ
“chịu sự trả đũa nghiêm khắc về sự duy trì hỗ trợ cho hoạt động nổi loạn”.
McNamara gợi ý Rusk về sự cần thiết “gây dựng phong trào giải phóng dân
tộc của người Việt Nam, một phong trào chịu trách nhiệm trên danh nghĩa
về các hoạt động trả đũa này”(
). Hay nói một cách khác, Bộ trưởng
Quốc phòng tin là Hoa Kỳ nên gây dựng một tổ chức bạo loạn trong lòng
miền Bắc, tương tự như Hà Nội đang thực hiện ở miền Nam.
Tuy nhiên, khi Uỷ ban Krulak cắt tỉa 34A cho phù hợp với chính sách của
Johnson là chỉ thực hiện những hoạt động “hứa hẹn mang lại kết quả nhất
với rủi ro ít nhất”, ý tưởng về phong trào chống đối bị cắt bỏ(
). Tiếp sau
sự xem xét của Uỷ ban 303, Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và CIA gửi một
bức điện chung cho Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Đại sứ quán Mỹ tại Sài
Gòn vào ngày 16-1-1964 thông báo việc tổng thống Johnson đã phê duyệt
các khuyến nghị của Uỷ ban Krulak. Không có một dòng nào trong bức
điện đề cập đến gợi ý của McNamara về “gây dựng phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam” nêu trong công thư gửi Rusk. Cấp Washington từ chối
chuẩn y đề nghị về phong trào chống đối”(
Như đề cập ở phần trước, SOG đã ba lần đề nghị chính quyền Johnson thay
đổi chính sách. Tháng 3-1965, SOG xin phép được “tuyển lựa và hỗ trợ các
phần tử trong Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm mục đích chống đối, hoạt
động du kích và thu thập tình báo”. Khi Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương xem
xét đề nghị này, những đoạn đề cập đến “mục đích dài hạn là lật đổ chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều bị gạch bỏ(
1
). Những câu này đi
ngược lại chính sách công khai của chính quyền là không tìm cách lật đổ
chế độ Hà Nội.
Mặc dù đã làm rõ như vậy, Bộ Ngoại giao, CIA và Đại sứ quán Mỹ ở Lào
cùng hợp sức chống lại đề nghị của SOG khi nó được trình lên Uỷ ban 303.
Khả năng được thông qua thật mong manh. Rồi, đại diện của McNamara tại