điều này cho phép chúng ta quan sát được những gì đang xảy ra.
Thiến một con chuột đực thì nó sẽ nghĩ nó là một con chuột cái và
trở thành một nàng chuột dễ mến và chăm sóc cho tổ ấm. Tiêm
hoóc môn kích tố sinh dục nam (testosterone) cho một con chuột cái
mới sinh thì nó nghĩ mình là một con chuột đực, nó trở nên hung
hăng và ra sức chinh phục các con chuột cái khác. Một vài con chim
mái, như loài hoàng yến, không thể hót, nhưng nếu chúng được
tiêm một lượng testosterone khi còn nhỏ, chúng có thể hót như những
con trống. Đó là vì testosterone ảnh hưởng tới sự hình thành bộ não
chúng và tiếp đó là các khả năng của chúng.
Để đạt được kết quả thay đổi giới tính này bộ não phải được thay
đổi từ khi nó đang ở trạng thái phôi thai. Các kiểm tra tương tự ở loài
chuột, chim và khỉ khi đã trưởng thành đều không đưa ra những
kết quả ấn tượng bởi vì bộ não đã “hình thành” trong giai đoạn phát
triển phôi thai. Đối với con người, não bộ được “hình thành” trong
khoảng từ sáu tới tám tuần từ sau khi thụ thai. Điều đó có nghĩa là
những con chuột lớn hơn không thể thay đổi nhiều và ở những người
lớn hơn cũng sẽ như vậy.
Trong một chuỗi các hội thảo ở Nga, chúng tôi gặp gỡ một giáo sư
phẫu thuật não bộ của một trường đại học địa phương, ông đã tiết lộ
cho chúng tôi biết các thử nghiệm bí mật làm thay đổi bộ não người
được tiến hành ở Nga trong một thời gian và kết quả của họ cũng
giống như ở loài chuột – họ đã thay đổi con trai thành con gái và con
gái thành con trai bằng sự thay đổi não bộ của chúng từ trong bụng
mẹ với hoóc môn nam. Họ đã tạo ra những người đồng tính nam,
đồng tính nữ và người chuyển đổi giới tính (hoán tính). Ông cũng
cho biết rằng đã có những trường hợp thai nhi không được cung
cấp đủ hoóc môn nam hoặc lượng hoóc môn nam được đưa vào
không đúng thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Kết
quả là một đứa bé trai được sinh ra với hai bộ phận sinh dục – một của