để giải thoát khỏi những căng thẳng triền miên trong ngày. Vì vậy,
cuối ngày, anh ta trút những lời lẽ nặng nề lên người phụ nữ, cô ta
sẽ gọi anh ta là “tên ngốc vô tâm”, ngược lại, anh ta coi cô ta là “kẻ
lãnh cảm” và kết quả là anh ta hẳn sẽ phải ngủ trên đi-văng. Điều
này thật quen thuộc phải không? Thú vị thay, khi người đàn ông bị
yêu cầu làm sáng tỏ mối quan hệ của họ, họ thường xem xét nó trên
cơ sở các phục vụ cá nhân của bạn tình vào đúng ngày họ nhận được
yêu cầu đó, ví dụ như hôm đó cô ấy có nấu bữa sáng cho anh ta
không, có là áo hay bóp đầu cho anh ta không. Phụ nữ lại coi điều
kiện cho mối quan hệ dựa trên các sự kiện thực tế mới diễn ra, ví dụ
như anh ta chăm sóc cô chu đáo ra sao trong mấy tháng gần đây, sự
giúp đỡ của anh ta trong làm việc nhà và anh ta đã trò chuyện với cô
ấy bao nhiêu. Phần lớn đàn ông không hiểu nổi sự khác biệt này.
Anh ta có thể là một trang nam tử tuyệt vời suốt cả ngày nhưng vẫn
bị cô ấy từ chối chuyện ấy chỉ vì anh ta đã xúc phạm mẹ cô ấy từ
tận hai tuần trước.
Một nghiên cứu đáng chú ý gần đây cho thấy mức độ chỉ trích và
coi thường thể hiện ở một cặp đối đầu với nhau phải chịu mối liên
hệ trực tiếp tới một số bệnh truyền nhiễm mà họ sẽ phải trải qua
trong năm năm tiếp theo nữa, đặc biệt là đối với phụ nữ. Mức độ chỉ
trích cao hơn, thì khả năng nhiễm bệnh càng thường xuyên và nguy
hiểm hơn. Lý do của việc này là mức độ căng thẳng tăng lên do kết
quả của các cuộc tranh cãi làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến
cơ thể dễ nhiễm bệnh và giảm sức đề kháng.
Chúng ta làm “chuyện ấy” nhiều không?
Một cuộc điều tra trên các cặp vợ chồng, được tiến hành tại
Australia năm 2000, cho thấy tần suất trung bình sinh hoạt
phòng the của họ. Những người tham gia vào cuộc điều tra này được
lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên và được giấu tên, vì vậy mà giống
như bị cáo trước tòa vậy, họ đã nói ra sự thật.