“MI-NÔ-GA”
T
ên một loài cá dài và hẹp. Không hiểu sao người ta lại đặt bí danh
cho Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na Crúp-xcai-a, một cô gái có sức hấp
dẫn, là “Mi-nô-ga”. Nói chung các hội viên của “Liên minh đấu tranh” đều
có những bí danh rất kì lạ. Chẳng hạn như bí danh của Gơ-lép Cơ-rơ-gi-gia-
nốp-xki là “Xu-xlích”
. Anh giống con chuột đồng ở chỗ nào? Chẳng
giống gì cả. Anh có dáng người thâm thấp, rất hoạt bát, cặp mắt đen lánh.
Anh là bạn gần gũi của Vla-đi-mia I-lích, học công trình sư và là người mác-
xít tốt. Anh hướng dẫn nhóm công nhân ở vùng ngoại ô. Vla-đi-mia I-lích
rất quý trọng anh về cái đó.
Và đây là hai người cùng quê ở Nhi-gie-gô-rốt là A-Na-đê-giơ-đa Côn-
xtan-ti-nốp-na-tô-li Va-nhê-ép và Mi-kha-in Xi-li-vin có bí danh là “Mi-
nhin” và “Pô-ra-giơ-xki”
. Tên gọi đó thì may ra thích hợp. Còn bí danh
của Vla-đi-mia I-lích là “Xta-rích”
. Người ta gọi anh như vậy vì anh có
trí tuệ và học thức uyên bác.
Vào một ngày tháng một, khi cây cối ở vườn hoa A-lếch-xan-đrin-xki
phủ tuyết trắng xóa như trong truyện cổ tích về ông già tuyết, “Mi-nô-ga”,
tức Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na Crúp-xcai-a, chậm rãi đi dạo ở vườn
hoa đối diện với thư viện công cộng. Chị mặc chiếc áo lông ngắn. Chiếc mũ
lông vẫn không che lấp hai bím tóc. Hai bàn tay chị siết chặt cuốn vở trong
bao tay nhỏ của phụ nữ. Cuốn vở gồm những tin tức về cuộc sống khủng
khiếp của công nhân.
Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na làm việc ở Cục đường sắt, chị còn
làm cô giáo trường học tối chủ nhật của công nhân ngoại ô Nép-xki. Một
công nhân của xưởng máy, học trò của chị, đã đem đến cho Na-đê-giơ-đa
Côn-xtan-ti-nốp-na cuốn vở trên. Những tin tức này cần thiết để viết truyền
đơn.
Đã một năm trôi qua kể từ khi Vla-đi-mia I-lích cùng với Ba-bu-skin
soạn tờ truyền đơn đầu tiên và trong một đêm chép lại thành bốn bản, giờ