NGÀY HÔM TRƯỚC CỦA CÁCH
MẠNG
M
ấy hôm sau, Ra-khi-a tới đưa Vla-đi-mia I-lích đến dự một cuộc
họp bí mật. Trời đã khuya. Các cửa hàng đều đóng cửa. Ở gần một ngôi nhà
có treo tấm viển vẽ chiếc bánh mì hình số tám vàng óng, chứng tỏ đó là cửa
hiệu bánh mì. Cửa khóa chặt. Các cửa sổ dều đóng kín. Nhưng có một cái
“đuôi” dài, chủ yếu là đàn bà, đầu chít khăn, đứng co ro vì quá lạnh. Họ kiên
nhẫn đứng chờ. Cạnh các cửa hiệu bán bánh mì khác cũng vậy. Thành phố
Pê-tơ-rô-grát vào buổi tối đầy rẫy những hàng người buồn rầu, thầm lặng.
Đã từ lâu bánh mì bán theo tem phiếu. Một nửa phun, đôi khi một phần tư
phun một ngày. Cần phải kịp chiếm chỗ. Nếu chậm thì có tiền cũng không
sao mua nổi một mẩu bánh. Những người đàn bà đứng nối đuôi nhau cạnh
các cửa hiệu bánh mì suốt đêm.
Họ thật là vất vả! Chồng, con họ đều ở ngoài mặt trận. Vì cuộc chiến
tranh với quân Đức vẫn kéo dài. Chồng con họ bị đày ải ở các mặt trận và
chết một cách vô ích.
- Ở nhà cũng chẳng có chuyên gì hay ho cả. - Ra-khi-a nói. - Bọn chủ
đóng các nhà máy. Các nhà máy ngừng hoạt động. Thất nghiệp.
Tình hình trong nước rất nguy khốn. Xe lửa đi lại khó khăn. Bảng giờ
tàu chạy thường bị hủy bỏ. Tàu không chở than và nguyên liệu tới các nhà
máy. Không chở bánh mì tới các thành phố.
- Còn chờ đợi giừ nữa? - Ra-khi-a nói.
- Người bôn-sê-vích cần phải biết làm gì, - Vla-đi-mia I-lích đáp giọng
gay gắt. - Không chờ đợi, mà cần phải làm cuộc cách mạng công nhân.
Ngay từ đầu cuộc cách mạng tháng Hai, Lê-nin đã thuyết phục: cần
phải cố gắng làm thế nào để các Xô-viết trở thành của bôn-sê-vích. Khi đó
giai cấp công nhân sẽ có thể nắm chính quyền bằng con đường hòa bình.
Nhưng bọn men-sê-vích không đồng ý, đã ngăn cản.