1936, Lương chủ trương đoàn kết với Hồng quân của Đảng cộng sản Trung
Quốc chống Nhật, nhưng Tưởng phản đối. Ngày 12/12/1936 khi Tưởng
Giới Thạch đến Tây An thị sát, Lương cùng tướng Dương Hổ Thành bắt giữ
Tưởng, yêu cầu thực hiện đoàn kết chống Nhật. Sau khi Tưởng chấp nhận
yêu cầu này, Lương đưa Tưởng về Nam Kinh. Tưởng giam lỏng Lương cho
đến năm 1946 khi Tưởng chạy ra Đài Loan có mang theo Lương. Đảng
cộng sản Trung Quốc đánh giá cao tinh thần yêu nước chống Nhật của
Lương.
1\. Vương đạo: 'đạo của người làm vua' trng triết học chính trị phong kiến
Trung Quốc, ý nói chính sách dùng nhân nghĩa trị thiên hạ của vua chúa
phong kiến Trung Quốc. Ngược lại là Bá đạo: chính sách dùng vũ lực,
cường quyền để trị thiên hạ; Bá đạo còn có nghĩa là ngang ngược xấc láo.
Matteo Ricci: Nhà truyền đạo thiên chúa, 1552 - 1610, tên chữ Hán là Lợi
Mã Đậu (Li Ma - T'eou), 1582 đến Trung Quốc, 1601 đến Bắc Kinh, quen
nhiều học giả ở đây, có công giới thiệu khoa học tự nhiên phương Tây cho
Trung Quốc.
An Nam: tên cũ do triều đại nhà Đường Trung Quốc đặt cho Việt Nam.
Miến Điện: Tên cũ của Myanma.
Nguyên văn chữ Hán: Tế nhược phù khuynh.
Khí Châu Nhai Nghị: 'Bàn việc bỏ quận Châu Nhai'. Năm 112 tr.CN. Hán
Vũ Đế chinh phục nước Nam Việt (ở vùng Quảng Đông, đảo Hải Nam), lập
9 quận trên đảo Hải Nam, trong đó có quận Châu Nhai. Nhưng quận này
thường xuyên nổi lên chống nhà Hán; quân nhà Hán bất lực không đàn áp
nổi. Năm 46 tr. CN, Hán Nguyên Đế trưng cầu ý kiến quần thần giải quyết
vấn đề này. Các quan đề nghị bỏ quận Châu Nhai, nhà vua chấp nhận và hạ
chiếu chính thức bỏ quận Châu Nhai.
Nguyên văn chữ Hán: Bất thị sát nhân giả năng nhất chi, là một danh ngôn
của Mạnh Tử.
Sách sử Trung Quốc in nhầm thành Tây Ban Nha, người dịch sửa lại cho
đúng với lịch sử.
Đại đế Peter: 1672 - 1725, tức Pi - Ốt Đại đế nước Nga (1628 - 1725), Sa
Hoàng đầu tiên thực hành cải cách hành chính, phát triển công thương