quyền không bị chở trên các toa hàng, không bị lùa đi giết như súc vật. Chỉ
có nông dân và công nhân bị lùa đi.
Ngay vào những ngày đầu chiến tranh, bọn hiến binh Áo ở Pô-rô-nin đã
bắt Lê-nin. Một người Nga. Luôn luôn viết cái gì đó. Gửi cái gì đó về nước
Nga. Có nghĩa là gián điệp. Bằng chứng đâu? Ở đó cần quái gì bằng chứng!
Bọn hiến binh đã quyết định gián điệp là gián điệp.
Tội đó có nguy cơ tử hình. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đã trải qua
biết bao nhiêu đau khổ tuyệt vọng! Suốt hai tuần lễ tính mạng của Vla-đi-
mia I-lích như treo trên sợi tóc. Các đồng chí đã tìm được lối thoát. Họ ra
sức cầu khẩn, đấu tranh cho Lê-nin. Và đã cứu được Lê-nin thoát khỏi nhà
tù. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na hình như không tin rằng Người đã
được trả lại tự do. Bà sờ vai, nắn ngực Người. Vẫn còn nguyên ư? Vẫn còn
sống ư? Tai họa đã qua đi.
- Chúng ta hãy quên đi, - Vla-đi-mia I-lích nói và lấy tay làm điệu bộ
như gạt đi.
Hôm qua họ mời từ Pô-rô-nin tới Béc-nơ, thủ đô nước Thụy Sĩ trung
lập. Nước Thụy Sĩ không tham chiến. Ở đây cuộc sống diễn ra bình thường.
Các bà mẹ không khóc, không phải khiếp sợ.
- Nhanh nhanh lên, Na-đi-u-sa thân yêu! - buổi sáng Vla-đi-mia I-lích
giục.
Họ vội vàng ăn sáng, thụ dọn bát đĩa và đi ra khỏi nhà. Khi họ bước ra
đường phố, ở các nhà thờ vẫn đang làm lễ Mi-xa buổi sáng. Tiếng chuông
vang lên thánh thót trên thành phố Béc-nơ. Béc-nơ là một thành phố rộng
rãi, yên tĩnh, có những tòa nhà cổ kính, những chiếc cầu bắc qua sông A-a-
ra và những đài kỷ niệm. Trên chiếc huy hiệu của thành phố Béc-nơ có vẽ
hình con gấu. Và trên nhiều ngôi nhà có vẽ hình con gấu màu nâu đứng tựa
trên hai chân sau. Ngoài ra, ở Béc-nơ có cái khe, luôn luôn có gấu thực.
Người tới đây xem lúc nào cũng đông như kiến.
Vla-đi-mia I-lích và Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đi trên đường phố
đi-xten-véc mất khoảng mười phút, và thành phô đến đây là hết. Bắt đầu là
rừng cây màu vàng óng và sặc sỡ, bởi vì đang là tháng chín. Rừng tháng
chín bắt đầu ngay ở ngoại ô. Rừng leo lên núi, từ đồi nọ sang đồi kia, càng