Có lần ông đã nói với tôi rằng trên lĩnh vực chính trị không hề tồn
tại “mô hình” nào và rằng ngày nay không ai dám khẳng định chắc chắn
khái niệm “Chủ nghĩa xã hội” là gì. Ông nói với tôicuộc họp của diễn
đàn Sao Paulo tổ chức ở Havana có sự tham gia của tất cả các phong
trào cánh tả Mỹ La-tinh phải đạt được thỏa thuận không nhắc đến từ
“chủ nghĩa xã hội vì nó sẽ gây ra sự “chia rẽ”.
Chủ nghĩa Mác là gì? Chủ nghĩa xã hội là gì? Chưa ai xác định khái
niệm đó. Khái niệm kinh tế chính trị duy nhất tồn tại đó là khái niệm kinh tế
chính trị chủ nghĩa tư bản, nhưng đó là kiểu chủ nghĩa tư bản của Adam
Smith
[268]
. Vì vậy ở đây chúng tôi cũng xây dựng chủ nghĩa xã hội với
các yếu tố tiếp thu từ chủ nghĩa tư bản, đó là mối lo lớn nhất của chúng tôi.
Bởi vì nếu ông áp dụng những gì của chủ nghĩa tư bản vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, ông sẽ buộc các tập đoàn phải cạnh tranh với nhau, và như
vậy các tập đoàn ăn cắp, tội phạm cũng nổi lên, cướp biển hoành hành khắp
nơi. Cần phải nghiên cứu rất sâu sắc về điều này.
Che đã từng tranh cãi gay gắt giữa việc sử dụng nguồn tài chính ngân
sách và nguồn tài chính tự lực tự chủ. Chúng ta đã nói chuyện về điều này.
Với tư cách là một bộ trưởng trong chính phủ, ông ấy đã nghiên cứu về tổ
chức của một số tập đoàn lớn, và họ sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách.
Liên Xõ thì sử dụng phương pháp khác: Sử dụng nguồn tài chính tự chủ. Và
ông ấy đã có quan điểm rất rõ ràng về điều này
[269]
.
Trong cuốn Phê bình chương trình Gotha
[270]
, Mác chỉ đề cập lướt
qua chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào, bởi vì ông ấy là con người theo chủ
nghĩa hiện thực quá thông thái và vĩ đại khi để cho người ta tự xác định chủ
nghĩa xã hội sẽ là như thế nào. Vấn đề là việc thực hiện những học thuyết
đó, đã có rất nhiều cách hiểu và cách thực hiện khác nhau. Chính vì vậy
những ười tiến bộ vẫn bị chia rẽ sâu sắc, đó cũng là lý do giải thích tại sao
vẫn còn tranh cãi giữa những người theo chủ nghĩa phi chính phủ và những
người theo chủ nghĩa xã hội, vấn đề nảy sinh giữa những người Trotskyite
và những người theo chủ nghĩa Stalin sau cuộc cách mạng Bôn-xê-vich