và quân sự của Pháp đạt được vị trí bá chủ châu Âu bằng cách loại trừ hoàn
toàn một châu Âu quy phục Đức? Và, quốc gia nào vì điều kiện tồn vong
của đất nước và truyền thống chính trị trước đây nhận thấy sự phát triến của
Pháp là mối đe dọa cho tương lại của họ.
Từ đó, chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng: kẻ thù không đội trời chung
của Đức đang và sẽ mãi là Pháp. Dù bất cứ ai nắm quyền chính phủ Pháp:
những kẻ theo trường phái Bourbons, Jacobin, hay Bonaparte, hoặc những
tay Tư sản dân chủ, Tăng lữ cộng hòa, hoặc Bonshevist, mục tiêu chính
sách ngoại giao của chúng luôn là nỗ lực chiếm hữu biên giới Rhine và
củng cố vị thế của Pháp trên con sông này bằng cách phân chia và phá vỡ
nước Đức.
Anh không muốn Đức trở thành một thế lực tầm cỡ thế giới, nhưng Pháp thì
lại không hề muốn một thế lực nào mang tên Đức: đó chính là điểm khác
biệt quan trọng. Hôm nay, chúng ta không đấu tranh vì một vị trí thế giới,
hôm nay chúng ta phải đấu tranh vì sự tồn vong của Tổ quốc, vì sự thống
nhất của quốc gia, vì cơm ăn áo mặc cho con cái chúng ta. Từ góc độ này,
liên minh ở châu Âu chỉ còn xem xét với hai quốc gia duy nhất: Anh và Ý.
Anh không muốn Pháp thâu tóm mọi quyền lực quân sự một cách không trở
ngại ở châu Âu, và thực thi một chính sách, bằng cách này hay cách khác,
sẽ lấn át lợi ích của Anh một ngày nào đó. Anh càng không bao giờ mong
Pháp, nhờ vào sở hữu trữ lượng sắt và than đá khổng lồ ở Tây Âu trở thành
một cường quốc kinh tế đe dọa lợi ích của Anh. Hơn nữa, Anh càng không
mong Pháp, với vị thế chính trị ở nhờ vào sự chia cắt những phần còn lại
của châu Âu, ngày càng khẳng định chính sách quốc tế kiểu Pháp không chỉ
khả thi mà còn có nhiều triển vọng tích cực.
Và Ý, cũng không mong Pháp củng cố thế lực thêm nữa ở châu Âu. Tương
lai sung túc của Ý luôn dựa vào sự phát triển vào các hoạt động quanh khu
vực Địa Trung Hải.
Nguyên nhân khiến Ý tham gia vào chiến tranh không phải vì đi theo khát
vọng bành trướng của Pháp mà vi muốn quét sạch kẻ thù Adriatic. Tuy
nhiên, bất kỳ sự tăng cường thêm nào của Pháp cũng trở thành trở ngại với