Vấn đề này, như tôi đã đề cập, rất khó để giải đáp thỏa đáng. Có quá nhiều
nhân tố để hình thành phán quyết cuối cùng. Dù vậy, vẫn có một sự thật
hiển nhiên: Trong một đất nước, mà quyền lực của chính phủ được thiết lập
vững chắc và hoàn toàn phục vụ lợi ích của nhân dân, thế lực Do Thái quốc
tế không thể tổ chức hiệu quả một sự cản trở chống lại những quan điểm
chính trị.
Cuộc đấu tranh, với những lý do sâu xa khó hiểu (bản thân tôi cũng không
tin vào những điều này) , mà Phát xít Ý đang phát động để chống lại ba vũ
khí chính của bọn Do Thái, là dấu hiệu tốt nhất đã gián tiếp chỉ ra rằng nanh
độc của thế lực siêu nhà nước đó đang bị nhổ ra. Việc cấm đoán các hội
Tam điểm bí mật, ngăn chặn các tờ báo siêu quốc gia, và không ngừng tiêu
hủy chủ nghĩa Mác giúp cho Chính phủ Ý, trong vài năm, mang lại ngày
càng nhiều lợi ích cho người dân Ý, không cần quan tâm đến tiếng rít của
bọn dân độc Do Thái.
Ở Anh, tình hình không được thuận lợi như thế. Trong một đất nước có
“nền dân chủ tự do nhất” thỏa sức áp dụng nền chuyên chính gián tiếp
thông qua dư luận. Và thậm chí khi đã có một cuộc đấu tranh liên tục giữa
những người bênh vực cho lợi ích quốc gia Anh và bọn khởi xướng nền độc
tài Do thái.
Sau chiến tranh, lần đầu tiên sự mâu thuẫn này đã trở nên gay gắt nhất khi
chính trị gia Anh và bọn Báo chí hình thành hai quan điểm khác nhau về
vấn đề Nhật Bản. Ngay sau chiến tranh, tình trạng căng thẳng cố hữu của
Mỹ và Nhật lại xuất hiện. Dĩ nhiên, các thế lực ở châu Âu không thế làm
ngơ trước mối đe dọa chiến tranh mới. Ở Anh, dù có mối quan hệ thân cận,
vẫn không tránh khỏi sự ganh tỵ với sự tăng trưởng của Hợp chủng quốc
Hoa kỳ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc tế và quyền lực chính trị.
Quốc gia thuộc địa trước kia, đứa con của mẫu quốc, dường như đã trở
thành ông chủ mới của thế giới. Hoàn toàn dễ hiểu khi hôm nay, Anh nên
đánh giá lại những liên minh cũ, và các chính trị gia Anh nên cảm thấy lo
lắng cho một giai đoạn, khi đó người ta không nói “Anh cai trị những con
sóng” mà chuyển thành: “Biển cả thuộc về Hoa Kỳ”.