Sử dụng tiền tiêu vặt một cách tốt nhất
Một hôm, anh Trung tan ca làm về nhà, vừa bỏ đồ ngồi xuống ghế
sofa, cậu con trai đã liền chạy lại và chìa tay ra: “Bố ơi, cho con 5 nghìn
đồng!”.
“Con cần tiền làm gì?”, anh Trung hỏi lại.
“Để sau này con mua đồ!”
“Sau này mua đồ? Nếu vậy thì để bố cho cũng không muộn. Còn
nữa, không phải ở trường thầy cô giáo đã dặn các con rồi sao, trẻ con
không nên cầm tiền”.
“Nhưng, Minh Tân và Đức Quang đều có tiền tiêu vặt! Minh Tân có
5 nghìn đồng, Đức Quang có 100 nghìn đồng”.
“Con à, bây giờ con vẫn còn nhỏ, không cần đến tiền. Nếu con muốn
mua thì gì cứ nói, bố mẹ sẽ mua cho con. Nếu đưa tiền cho con, chẳng
may bị mất thì làm thế nào…”
Nghe bố nói xong, con trai biết rằng không thể xin được tiền, đành
thở dài và bỏ vào trong nhà, lấy sách vở ra làm bài tập.
Khi đến một độ tuổi nhất định, tất cả trẻ em đều có quyền lợi được sử
dụng tiền. Nhiều triết gia cũng nói rằng: “Khi còn nhỏ, nếu trẻ tỏ ra quá
keo kiệt trong vấn đề tiền bạc, thì đến lúc lớn, tính cách này sẽ có thể trở
nên rất tồi tệ”.
Khi trẻ trưởng thành, những vấn đề cần lo lắng bận tâm ngày càng
nhiều. Hôm nay cần tiền mua cái này, mai cần tiền mua cái khác, không
mua không được; việc cho hay không cho trẻ tiền tiêu vặt trở thành vấn
đề, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy phiền lòng. Ở một độ tuổi nhất
định, tiền tiêu vặt nghiễm nhiên trở thành một nhu cầu, giúp trẻ chi trả
những khoản chi tiêu như: đồ ăn, đồ dùng học tập, quà sinh nhật tặng
bạn bè… Đại đa số trẻ đều cho rằng, nhu cầu về tiền tiêu vặt hay khoản
trợ cấp từ cha mẹ là điều bắt buộc.
Thời điểm trẻ ý thức được việc cần có một khoản tiền của riêng mình,
là lúc trẻ bắt đầu có khả năng tự sắp xếp cuộc sống ở mức độ nhỏ, và
muốn tự mình quản lý các khoản chi tiêu cá nhân. Nhưng muốn để trẻ
học được cách sử dụng tiền, trước hết cần cho trẻ một khoản tiền nhỏ.
Sử dụng tiền tiêu vặt sẽ giúp trẻ nhận ra ý nghĩa của đồng tiền, bồi
dưỡng quan niệm về kinh tế, huấn luyện cho trẻ cách tiết kiệm. Cho
nên, rất nhiều người gọi tiền tiêu vặt là “Quỹ đầu tư cho trẻ học tài