ở
đây nhằm chỉ cách dùng số học để tư duy, để làm việc một cách dễ
dàng; đồng thời hiểu rõ được mối quan hệ giữa những con số với nhau.
Phải giúp trẻ nâng cao tính nhạy cảm với số học, biết cách kết hợp số
học với các hoạt động thường ngày. Chẳng hạn, cho trẻ chơi trò chơi liên
quan đến điện toán, để trẻ làm quen với hình dạng các con số; khi đi
trên đường, dạy trẻ cách phân biệt số xe; trong lúc mua sắm, hãy cho trẻ
tập tính toán giá cả… Tóm lại, có rất nhiều cách để bồi dưỡng cho trẻ.
Nhà toán học vĩ đại Gauss do từ nhỏ đã được cha dạy về các công
thức toán học, nên năm lên 4 tuổi, ông đã giúp cha làm các phép tính
toán.
Matthew House, 34 tuổi, là Phó giám đốc cao cấp của công ty bao bì
AMP, Mỹ (đây là một công ty sản xuất bao bì lớn ở Milwaukee), khi nhớ
về tuổi thơ của mình, ông nói: “Cha tôi luôn nói với tôi tôi rằng:
trong cuộc sống, nếu con muốn đạt được thứ gì, con nhất định
phải nỗ lực làm việc”.
Công việc hồi còn trẻ của Matthew House chủ yếu là sửa chữa máy
cắt cỏ , xe cán tuyết cùng với một số công việc khác. Lên 9 tuổi, ông bắt
đầu tìm thấy công việc đầu tiên trên nông trường gần nhà, đó là tắm và
cho bò ăn. Ông bày tỏ “Ngay từ hồi còn nhỏ, những thứ mà tôi muốn
mua, từ chiếc cần câu cá hay đôi giày trượt tuyết, thậm chí là cả một
chiếc xe, đều là do tôi cố gắng lao động để có được chúng”. Matthew còn
nói: “Cha tôi, ông Howard là chủ tịch kiêm người sáng lập ra công ty,
ông luôn dạy tôi một điều rằng, tiền rất quan trọng, việc xác lập mục
tiêu tài chính cho mình cũng rất quan trọng, nhưng phải dựa vào sức
lực của bản thân để đạt được mới là điều quan trọng nhất”.
Một cuộc điều tra cho thấy, có những người cả đời luôn sống trong
nghèo đói, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là họ không bao
giờ đưa ra mục tiêu phấn đấu trở thành người giàu có. Giống như con
thuyền không xác định được hướng đi, nên khi gió thổi chiều nào,
thuyền sẽ bị đẩy theo chiều đó. Vì vậy, với việc bồi dưỡng kỹ năng tài
chính cho trẻ, cần bắt đầu việc xây dựng các mục tiêu.
Khi trẻ bắt đầu được cho tiền tiêu vặt cá nhân, các ông bố có thể dạy
trẻ cách kiểm tra định kỳ xem mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền, bố
mẹ cùng tính toán với trẻ, rồi ghi chép lại để theo dõi. Khi trẻ biết về
toán, và học được những phép tính cộng trừ cơ bản, hãy tặng cho trẻ
một cuốn sổ, dạy trẻ cách ghi chép theo dõi chi tiêu. Thông qua việc
phân tích các khoản chi tiêu để đưa ra những mục tiêu tài chính hợp lý.
Không có mục tiêu, thì không có kế hoạch. Xác lập mục
tiêu tài chính, mục đích là để trẻ nhìn thấy rõ hành động tài