độ tuổi khác nhau có những giáo trình giáo dục khác nhau. Các chủ đề
giảng dạy chủ yếu là phân biệt “ tiết kiệm và chi tiêu”, “kinh doanh hợp
pháp”, “kiến thức về thẻ tín dụng”. Chẳng hạn như, học sinh năm thứ
nhất sẽ được hướng dẫn mua các loại cây, hoa cảnh, sau đó mang về nhà
chăm sóc, đến những ngày lễ sẽ đem ra bán; học sinh năm thứ hai sẽ
được cố vấn ở trung tâm đến giảng dạy về cách kinh doanh hợp pháp,
tìm hiểu chế độ thời kỳ đóng băng… Cố vấn cũng có thể đưa ra các tình
huống hủy bỏ hợp đồng tại một thời điểm nhất định. Ngoài những điều
này, mỗi niên học, các em lại chọn ra hai cán sự “giáo dục tiền tệ” để
phụ trách những thủ tục có liên quan. Nhà trường còn cho phát hành
định kỳ tập san “Giáo dục tiền tệ” do chính các bạn học sinh làm, trong
đó có giới thiệu chi tiết về những thông tin liên quan đến đầu tư tài
chính.
Không chỉ vậy, các sàn giao dịch chứng khoán ở Tokyo còn làm
những “Phần mềm trò chơi cổ phiếu” chuyên dành cho học sinh, các em
có thể căn cứ theo giá cổ phiếu thực tế để tiến hành giao dịch cổ phiếu,
thông qua trò chơi có thể nắm bắt được những kiến thức về chứng
khoán, tài chính.
Ở
Nhật Bản, học tập kiến thức về tiền tệ từ khi còn nhỏ đã trở thành
một phong trào. Các cơ quan chuyên ngành cũng bắt tay vào làm những
việc vốn lạ lẫm ở ngân hàng và công ty chứng khoán, để giúp các em
nhỏ hiểu về “tiền tệ”. Ở các trường tiểu học, cũng đã bắt đầu xây dựng
những môn học liên quan kiến thức kinh tế; chẳng hạn như dạy trẻ biết
thế nào là tiền công lao động, cách phân biệt giá thành các loại sản
phẩm…
Nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tài chính,
còn gia đình là nơi củng cố những kiến thức ấy thêm vững chắc.
Anh Trung đã khiến con gái mình có ấn tượng sâu sắc với những vấn
đề tài chính, cụ thể là tiền gửi ”tiết kiệm” và ”khoản vay”. Anh đã cùng
vợ lập ra “ngân hàng gia đình”. Tất cả những khoản thu nhập từ tiền
công làm việc nhà, tiền tiêu vặt hàng tháng còn thừa, tiền mừng tuổi
hàng năm của con gái, đều được gửi vào tài khoản “ngân hàng gia
đình”, anh cũng ghi chi tiết các khoản này vào một quyển sổ tiết kiệm.
Để khích lệ con gái tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa, anh đã áp dụng những
phương pháp đầu tư, đó là: mỗi lần con gái bỏ vào một đồng, anh cũng
cho vào đó một đồng, như vậy con gái anh sẽ tiết kiệm được gấp đôi.
Nhưng hình thức “lãi suất cao” này cũng có một cái giá riêng, anh quy
định rằng, nếu một lúc nào đó, cô con gái rút hết tiền tiết kiệm ở ”ngân
hàng gia đình” trước thời gian quy định, thì anh cũng sẽ thu hồi lại số
tiền của mình. Với cách làm như vậy, ngoài việc tăng thêm động lực