họ thường xuyên lo lắng về tương lai của con cái. Khi đứa trẻ
được sinh ra, các ông bố đều tự trách mình là không thể giúp trẻ chuẩn
bị nhà cửa, xe cộ, nhất là tiền bạc, để cả đời trẻ được hưởng cuộc sống
không lo nghĩ. Thực chất “Cho cá không bằng cho cần câu cá”,
dù các ông bố có thể dâng tặng con cái cả núi vàng núi bạc,
cũng không bằng việc để trẻ hiểu thế nào là đầu tư, bồi dưỡng
quan niệm tài chính cho trẻ từ khi còn nhỏ, đó mới là cách làm chân
chính để trẻ có được cuộc sống tốt đẹp.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ rất thích mua cho trẻ những con “lợn đất”
đủ kiểu dáng, màu sắc, đối với họ đó là bước đầu tiên để dạy trẻ về tài
chính. Cha mẹ định kỳ cho trẻ tiền tiêu vặt, lúc trẻ bỏ tiền vào trong
“lợn đất”, tự nhiên chúng sẽ hình thành thói quen tiết kiệm, cách làm
này giúp trẻ ý thức được việc để dành, tích lũy tiền cho tương lai.
Nhưng khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm, có nghĩa là trẻ
mới đi được bước đầu tiên trong việc giáo dục tài chính. Việc tiếp theo
cha mẹ cần làm là dạy trẻ cách bảo lưu tiền, làm tăng thêm giá trị của số
tiền. Các ông bố hãy dựa vào khả năng nhận thức của trẻ để đưa ra
những hướng dẫn hợp lý.
Laura Schultz sống ở New York, Mỹ nói rằng, cậu con trai 13 tuổi
của cô rất yêu thích món ăn ở Mc Donald. Bất kể người nhà hay bạn bè
rủ đến ăn ở những quán ăn ngon khác, cậu bé vẫn chỉ trung thành với
Mc Donald. Không chỉ bởi sức hấp dẫn của humburger và khoai tây
chiên ở đó, mà còn có một nguyên nhân khác nữa.
Năm cậu bé 7 tuổi, mẹ đã mua cho cậu một số cổ phiếu của hệ thống
cửa hàng ăn nhanh Mc Donald để làm quà Giáng sinh. Từ đó về sau,
năm nào cô cũng tặng như thế, vì vậy mà số cổ phiếu cũng tăng dần
theo mỗi năm.
Hồi đầu, cậu con trai tỏ ra không hứng thú gì với món quà này lắm,
vì món quà cậu bé mong chờ là đôi giày đá bóng, nhưng không được
đáp ứng. Thời gian sau, cộng với sự hướng dẫn của cha, cậu bé bắt đầu ý
thức được thành ý của cha mẹ qua số cổ phiếu đó, làm cậu dần chú ý
đến những kiến thức liên quan đến thị trường chứng khoán.
Sau vài năm tích lũy, cậu bé đã có một vốn đầu tư đáng kể. Mỗi lần
công ty Mc Donald gửi báo cáo tài chính hàng năm, cậu bé đều chăm
chú đọc tỉ mỉ từng thông tin. Cậu còn chú ý quan sát tình hình kinh
doanh của cửa hàng MC Donald.
Tâm lý chung của trẻ là “có mới nới cũ”, dù đồ chơi có đẹp và đắt tiền
đến mấy, thì sự hứng thú của trẻ cũng sẽ giảm dần theo thời gian, và
những đồ chơi này sẽ bị bỏ xó. Nhưng khi biến những món đồ chơi tầm