về bản thân. Cả cái chết thể xác và cái chết bản ngã đều có thể là những trải
nghiệm tâm linh sâu sắc và dẫn đến sự phát triển linh hồn nhanh chóng, tùy
thuộc vào các nhân tố gây ra cái chết.
Cái chết của bản ngã
Thông thường, những linh hồn phát triển hơn sẽ chọn cái chết bản ngã để tăng
tốc sự phát triển của họ, bởi vì họ đã học được nhiều nhất có thể về cái chết thể
xác, đã trải nghiệm nó rất nhiều lần. Đúng là một khi một linh hồn hoàn toàn
trải qua cái chết của bản ngã, người đó có thể không cần phải trải qua cái chết
thể xác nữa.
Cái chết của bản ngã không ngụ ý rằng một linh hồn tiêu diệt bản ngã của
anh/cô ấy một cách ác ý nhằm cố gắng vượt qua giới hạn. Đây là một lời dạy
phần lớn sai lầm được áp dụng bởi những người cảm thấy bị mắc kẹt bởi bản
ngã của mình và đang tìm kiếm một lối thoát, việc tìm đến cái chết thể xác chỉ
kéo dài sự khốn khổ của họ từ đời này sang đời khác. Cái chết thực sự của bản
ngã là sự sẵn sàng giải phóng sự ràng buộc của một người với hình ảnh của bản
thân và cởi mở vô điều kiện với cái mới. Trái ngược với quan niệm thông
thường, một linh hồn không nhất thiết phải trở thành một người sống thực vật
hoặc bị tâm thần sau cái chết của bản ngã. Khả năng vận động và trí nhớ của
não có thể vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí trở nên nhạy bén. Linh hồn chỉ đơn
giản là không phản ứng với các vấn đề nhân cách bởi vì, theo một nghĩa nào đó,
anh ấy/cô ấy không còn nhân cách nữa. Ngay cả khi linh hồn này tiếp tục di
chuyển cơ thể và nói theo những cách tương tự như những người khác, thì cũng
không có ý thức về bản thân.
Trong khi hầu hết những người bị tấn công bằng lời nói đều cảm thấy bị tổn
thương và bị lạm dụng, một linh hồn trải qua cái chết của bản ngã có thể không
có phản ứng gì trước những sự tấn công bằng lời nói nữa. Đối với cá nhân này,
cuộc sống đã trở nên quan trọng hơn nhiều, và những trò chơi như vậy thật ngớ
ngẩn và vụn vặt.