W. – Có, lúc khởi hành mỗi chuyến áp tải, Bá linh được thông báo bằng
máy điện báo, và thỉnh thoảng, Eichmann lại gửi một bản báo cả đầy đủ về
cơ quan R.S.H.A. và lên Bộ Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt.
B. – Cái gì đã xảy đến cho 450.000 người Do thái mà anh vừa nói đến?
W. – Tất cả đều bị đưa đến Auschwitz và giao cho “giải pháp cuối
cùng”.
B. – Anh muốn nói họ đã bị giết chết?
W. – Phải, ngoại trừ có lẽ từ 25 đến 30 phần trăm được sử dụng vào việc
lao tác. Ở đây tôi xin nhắc lại buổi bàn luận mà tôi đã có đề cập tới giữa
Hoess và Eichmann tại Budapest.
B. – Tóm lại, tại Hy lạp, Hung gia lợi và Tiệp khắc, có khoảng bao
nhiêu người Do thái phải chịu các biện pháp của Mật vụ và của cơ quan
SD?
W. – Tại Slovaquie có khoảng 66.000 người; tại Hy lạp khoảng 64.000,
và tại Hung gia lợi hơn nửa triệu.
B. – Còn tại Croatie và Bảo gia lợi, bao nhiêu người Do thái đã bị xâm
hại như thế?
W. – Theo sự hiểu biết của tôi, thì có khoảng 10.000 người tại Bảo gia
lợi, còn tại Croatie, tôi chỉ biết có chừng 3.000 người Do thái đã được đưa
từ Agram đến Auschwitz trong mùa hè năm 1942.
B. – Theo sự hiểu biết của anh thì bao nhiêu người Do thái tất cả đã bị
buộc phải chịu ”giải pháp cuối cùng”, nghĩa là đã bị giết chết.
W. – Tôi khó mà xác định được con số chính xác. Tôi chỉ có thể căn cứ
vào buổi đàm luận giữa Hoess và Eichmann tại Vienne để phỏng định,