Không lâu sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, nó đã bắt đầu phá hủy
các đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục. Nó
cũng không nhẹ tay hơn chút nào trong việc phá hủy các địa điểm tôn giáo
khác. Vào những năm 1960, hiếm có địa điểm tôn giáo nào còn tồn tại ở
Trung Quốc. Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa đã mang đến những thảm họa
văn hóa và tôn giáo thậm chí còn thảm khốc hơn trong chiến dịch “Phá tứ
cựu” [32] - nghĩa là: phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và
thói quen cũ.
Ví dụ, ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc là Chùa Bạch Mã [33]
được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại nhà Đông Hán (25-220 sau
Công Nguyên) ở ngoại ô thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Nó vinh dự
được coi là “Cái nôi của Phật giáo ở Trung Quốc” và là “Ngôi nhà của
Người sáng lập”. Trong chiến dịch “Phá Tứ Cựu”, Chùa Bạch Mã tất nhiên
đã không thể thoát khỏi bị cướp phá.
Có một đội sản xuất Chùa Bạch Mã ở gần ngôi chùa. Bí thư chi bộ Đảng đã
chỉ đạo nông dân đến phá tan ngôi chùa trên danh nghĩa “cách mạng”.
Những bức tượng Mười tám vị La Hán bằng đất sét hơn 1000 năm tuổi
được làm trong triều đại nhà Liêu (916-1126 sau Công Nguyên) đã bị phá
hủy. Kinh Bối Diệp [34] do một vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung
Quốc 2000 năm trước đã bị đốt. Một vật quý hiếm, Ngựa ngọc bích, đã bị
đập tan thành từng mảnh. Vài năm sau, Quốc vương đang lưu vong của
Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm Si-ha-núc có một đề nghị đặc biệt là muốn đến
thăm Chùa Bạch Mã. Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ, đã
vội vã ra lệnh chuyển tới Lạc Dương kinh Bối Diệp lưu giữ trong Hoàng
Thành ở Bắc Kinh và các bức tượng Mười tám vị La Hán làm trong đời nhà
Thanh từ Chùa Bích vân ở vườn Hương Sơn [35] ngoại ô Bắc Kinh. Với sự
thay thế giả này, một khó khăn về mặt ngoại giao đã được “giải quyết”.
[36]
Cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu vào tháng 5 năm 1966. Trên thực tế nó
đã “cách mạng hóa” văn hóa Trung Quốc theo cách phá hoại. Bắt đầu từ
tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn
bộ đất nước Trung Quốc. Bị coi là những vật thể của “chế độ phong kiến,