Tây phương có câu ngạn ngữ rằng: chân lý là bất biến không đổi, còn giả
dối là biến hoá không ngừng. Quả là đúng đắn!
4. Thay ‘nhân tính’ bằng ‘đảng tính’
Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính đảng theo thể thức của Lê-nin. Từ
ngày thành lập, đã xác lập ra ba đường lối lớn làm nền tảng cho Đảng:
đường lối chính trị, đường lối tư tưởng, và đường lối tổ chức. Diễn đạt nôm
na cho dễ hình dung là thế này: đường lối tư tưởng là cơ sở triết học của
Đảng Cộng sản, đường lối chính trị tức là xác lập mục tiêu, rồi đến đường
lối tổ chức là làm sao để đạt được mục tiêu ấy.
Đảng viên và những ai do Đảng chỉ đạo trực tiếp được nhận chỉ thị trước và
họ phải tuyệt đối phục tùng. Đấy chính là toàn bộ nội dung của đường lối tổ
chức.
Ở Trung Quốc, người ta nói chung đều biết đến hai tính cách của một đảng
viên ĐCSTQ. Tại gia đình và hoàn cảnh riêng tư, một đảng viên ĐCSTQ
vẫn có đầy đủ ‘nhân tính’ như một con người bình thường, buồn vui hờn
giận, có cái ưu cái khuyết của con người. Họ có thể là cha mẹ, là vợ chồng,
là bè bạn… Nhưng đặt lên trên nhân tính thường tình ấy, chính là ‘đảng
tính’. Một người cộng sản là vậy: Đảng yêu cầu họ phải đặt Đảng lên trên,
vì theo yêu cầu của Đảng, chủ nghĩa cộng sản là tối thượng, là vĩnh viễn
vượt trên nhân tính thường tình của con người, và ‘nhân tính’ chỉ là tương
đối, là có thể đổi thay, còn ‘đảng tính’ là bất biến, và không được phép hoài
nghi hay thách thức.
Hồi Cách mạng Văn hoá, cha con giết nhau, vợ chồng đấu nhau, thầy trò
phản nhau, mẹ con coi nhau như kẻ thù,… là những việc thường xảy ra
trong quần chúng. Đó là do đảng tính kích động mâu thuẫn và thù hận mà
nên. Thời kỳ đầu khi Đảng nắm quyền, có nhiều quan chức cao cấp của
ĐCSTQ bó tay không cứu nổi người nhà khi người nhà của họ bị liệt vào
giai cấp thù địch và bị đàn áp. Đó cũng là do tôn sùng đảng tính.
‘Đảng tính’ là kết quả của những huấn luyện thâm sâu do Đảng tổ chức, nó
được thực hiện ngay từ tuổi nhi đồng một cách có hệ thống. Tại các trường
mẫu giáo ở Trung Quốc, trẻ em được khuyến khích bằng khen thưởng khi
trả lời đúng, và ở đó đáp án thường không theo luân thường đạo lý và nhân