CỬU BÌNH - CHÍN BÀI BÌNH LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 21.770.599 - Trang 29

Hồi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã không đánh Nhật
thì chớ, lại còn công kích rằng chính phủ Quốc Dân Đảng bán nước không
đánh Nhật, thậm chí ngay lúc đất nước lâm nguy, còn xúi bẩy nhân dân
chống lại Quốc Dân Đảng.
Xúi bẩy cừu hận giữa một nhóm người dân này với một nhóm người dân
khác là một thủ đoạn kinh điển của ĐCSTQ. Công thức ‘95:5’ cũng từ đó
mà ra. Các thế hệ lãnh đạo sau này của ĐCSTQ đều dùng nó trong các
phong trào chính trị, cho đến nay đã phát triển thành một thủ đoạn nhuần
nhuyễn. ĐCSTQ chia dân chúng thành hai phần, 95% và 5%, trong đó rơi
vào phần 95% thì an toàn vô sự còn rơi vào phần 5% thì bị coi như kẻ thù
phải bị thanh trừng. Vì sợ hãi và muốn an toàn, người dân đấu đá để
chuyển sang phần 95%. Đấu đá ấy gây nên thù hận sâu sắc trong dân
chúng. Nhưng qua mỗi chiến dịch đàn áp ấy, ĐCSTQ củng cố được quyền
lực và nô dịch người dân bằng khủng bố.
Nhân tố di truyền 4: Lưu manh — Lấy lưu manh cặn bã xã hội lập
thành đội ngũ cơ bản

Lưu manh là cơ sở của tà vạy, muốn tà thì phải dựa vào lưu manh cặn bã
của xã hội. Những cuộc cách mạng thường đều xuất phát từ những phần tử
lưu manh cặn bã trong xã hội đứng lên khởi nghĩa mà thành. Ví dụ kinh
điển là ‘Công xã Pa-ri’, mà thực tế chính là xã hội do bọn lưu manh chuyên
đốt phá giết người làm lãnh đạo. Ngay Các-mác cũng khinh rẻ giai cấp vô
sản lưu manh
này [3], trong Tuyên ngôn Cộng sản, có đoạn viết “Còn tầng
lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những
tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng
vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến
họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động.” Còn nông
dân, theo Các-mác và Ăng-ghen, được coi là phân tán và bản tính ngu muội
nên thậm chí “không xứng là một giai cấp”.
Không dừng lại ở tư tưởng của Các-mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
phát triển xa hơn nữa về phương diện tà ác này. Mao Trạch Đông nói: “lưu
manh cặn bã là tầng lớp vứt đi của xã hội, nhưng trong cách mạng nông
thôn, thì họ là dũng cảm nhất, triệt để nhất, kiên quyết nhất” (Mao 1927).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.