chỉ là một vùng đất nào đó mà bất kỳ ai muốn đều có thể tùy ý
giày xéo. Tôi tin rằng nước Mỹ là một quốc gia hiếm có xứng đáng
được bảo vệ. Việc đó đòi hỏi chúng ta phải cứng rắn khi triển khai
pháp luật ở biên giới. Chúng ta có thể và nên có một cuộc thảo luận
thiết thực về việc liệu điều đó có nghĩa là tiếp tục xây dựng hàng
rào vật lý dọc biên giới, hay sử dụng “hàng rào ảo” dùng laser làm dây
bẫy để kiểm soát những vụ vượt biên trái phép.
Từ nghiên cứu mà các nhân viên của tôi đưa ra, tôi không ấn
tượng với tỷ lệ thành công tầm thường của những hàng rào ảo hiện
đang được phát triển và thử nghiệm. Tuy nhiên, tôi ấn tượng với
thành công của bức tường hai lớp và ba lớp ở những nơi như Yuma,
Arizona. Bức tường ở đó là một bức tường nghiêm túc cao gần 7m.
Nó có ba bức tường cách nhau bởi một khoảng đất “vành đai trắng”
rộng 75 yard (xấp xỉ 69m) cho các nhân viên tuần tra biên giới chạy
xe ra vào. Nó cũng có máy ghi hình, hệ thống phát thanh, radar và
cột đèn cao. “Bức tường này có tác dụng”, Michael Bernacke, một
nhân viên tuần tra biên giới Mỹ, cho biết. “Nhiều người lầm
tưởng rằng nó lãng phí thời gian và tiền của, song những vụ bắt
giữ [người vượt biên] cho thấy là nó hiệu quả.” Sau khi hàng rào ba
lớp này được dựng lên, số vụ bắt giữ người nhập cư trái phép ở dải
biên giới dài 120 dặm giữa Mỹ và Mexico ở Yuma đã giảm 72%. Trước
khi có hàng rào này, mỗi ngày có 800 người đã bị bắt giữ khi cố tìm
cách thâm nhập nước Mỹ. Sau khi có hàng rào, con số này tối đa là
50 người.
Theo một số người, vùng đất bằng phẳng của Yuma khiến nơi
đây trở thành trường hợp đặc biệt và rằng ở những vùng khác dọc
biên giới, việc xây hàng rào kiểu này không ích lợi gì. Trong trường
hợp đó, chúng ta chỉ cần sẵn sàng xây dựng những loại hàng rào
khác mà thôi. Vấn đề ở đây là những bức tường được xây dựng đúng
cách có tác dụng. Chúng ta chỉ cần có ý chí chính trị để hoàn thành