thực. Nói theo phong cách Yogi Berra
thì: “Trong thế giới hàn lâm, không
có sự khác biệt giữa hàn lâm và thực tế; nhưng trong thực tế, thì có đấy.”
Thứ hai, nó liên quan đến sự bóp méo tính đối xứng và tương hỗ trong cuộc
sống: Nếu bạn có phần thưởng, bạn cũng phải chịu một số rủi ro, chứ không
được để người khác trả giá cho những sai lầm của mình. Nếu bạn khiến
người khác chịu rủi ro, và họ bị thiệt hại, bạn sẽ phải trả giá một phần cho
điều đó. Nếu như bạn nên đối xử với người khác theo cách bạn muốn người
khác đối xử với mình, thì tương tự, bạn cũng muốn chia sẻ trách nhiệm
trong những sự việc không tồn tại sự bất công và vô đạo đức.
Nếu bạn đưa ra một ý kiến và có người làm theo, thì chính bản thân bạn sẽ
phải chịu sự ràng buộc về mặt đạo đức trước những hệ quả của nó. Trong
trường hợp bạn đưa ra những quan điểm về kinh tế:
Đừng bảo với tôi anh “nghĩ” gì, chỉ cần cho tôi biết danh mục đầu tư của
anh có những gì.
Thứ ba, cuốn sách này bàn về khối lượng thông tin mà một người nên chia
sẻ với người khác, một người bán ô tô cũ nên – hoặc không nên – nói những
gì với bạn về chiếc xe mà bạn dự định chi một phần lớn tiền tiết kiệm của
mình để mua.
Thứ tư, nó bàn về lý trí và sự kiểm chứng của thời gian. Lý trí trong thực tế
không phải là những điều hợp lý đối với một phóng viên của tờ New Yorker
hay một nhà tâm lý học sử dụng các mô hình bậc nhất đơn giản, mà là
những điều sâu sắc hơn nhiều và có tính thống kê, can hệ đến sự sinh tồn
của chính bạn.
Đừng nhẫm lẫn khái niệm về da thịt trong cuộc chơi theo định nghĩa và cách
sử dụng ở cuốn sách này với quan điểm cho rằng nó chỉ đơn thuần là vấn đề
liên quan đến sự khích lệ, đến việc chia sẻ lợi ích (như cách hiểu thông dụng
của cụm từ này trong lĩnh vực tài chính)
. Không. Nó liên quan đến sự đối
xứng, thiên về việc chia sẻ thiệt hại, cùng chịu phạt nếu sai lầm xảy ra. Đây