Cả trai gái cộng 146 người. Nay trong Hoàng tử phả chỉ khảo được 38
người. (Cũng có người tìm được hàng thứ mà không rõ tên).
Hoàng tử thứ 2: Thể.
Mẹ là Trần thị, được tặng phong Tu Dung phu nhân.
Thể làm Thủy cơ Chưởng cơ. Năm Nhâm Ngọ (1762, Lê Cảnh Hưng năm
23), mùa thu, Thể chết, thọ 74 tuổi, tặng Chưởng dinh. Thể có 7 trai là
Mẫn, Thưởng, Tạo, Hội, Chiêm, Mịch, Thi.
Hoàng tử thứ 3 .
Khuyết cả truyện.
Hoàng tử thứ 4: Long.
Mẹ là Hữu cung tần Lê Thị. Long, làm Chưởng vệ sự. Năm Quý Hợi
(1743) (Lê Cảnh Hưng năm thứ 4) mùa hạ, chết, thọ 51 tuổi. Có 4 trai:
Huy, Bính, Kính, Hân.
Hoàng tử thứ 5: Hải.
Sinh mẫu là ai, không rõ. Hải chết vào mùa thu, không nhớ năm nào. Có 2
trai: Y và C
Hoàng tử thứ 6: Khuyết.
Hoàng tử thứ 7: Liêm.
Sinh mẫu là ai không rõ. Mùa đông, Liêm mất, không rõ năm nào, có 2 trai:
Mặc và Xí.
Hoàng tử thứ 8: Tứ.
Lại có tên là Đán. Mẹ là Tống Hoàng hậu. Năm Ất Mùi (1715 Lê Vĩnh
Thịnh năm 11) Tứ được làm Nội hữu cai đội, người to béo, có khí lực. Tứ
học rộng các sử sách, đặc biệt là trội về thơ Nôm. Khi Thế Tông Hoàng Đế
lên ngôi chúa, vì Tứ có tài bị nhiều kẻ ghét, bèn xin nghỉ việc. Chúa làm
nhà cho ở xã Hương Cần (thuộc huyện Hương Trà). Tứ không dự chính sự
chơi trăng thưởng gió, uống rượu ngâm thơ để mua vui, có làm truyện Hoa
tình bằng quốc âm, lời rất thê thảm người đời vẫn truyền tụng. Năm Quý
Dậu (1753, Lê Cảnh Hưng năm 14) mùa hạ, Tứ mất, thọ 55 tuổi, được tặng
Thiếu sư, Luân quốc công. Tứ có 5 trai: Dục, Tĩnh, Thăng, Túc và Hộ.
Con trưởng là Dục, học rộng, có tài lược, đời Duệ Tông Hoàng Đế Dục làm
Chưởng cơ, lãnh việc bộ Hình, triều đình dựa làm trụ cột. Năm thứ 3 khoa